Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước những luận điệu sai trái, thù địch: Bài 3 - Bản lĩnh sáng tạo lý luận và thực tiễn của Việt Nam

Chủ Nhật 23/10/2022 | 21:36 GMT+7

VHO - Bản lĩnh Việt Nam đã được thử thách trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Từ thời cổ, trung đại đến lịch sử hiện đại, Việt Nam đã nhiều lần bị xâm lược nhưng đã lần lượt đánh bạn hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng là những thế lực hùng mạnh nhất của từng thời đại. Câu thơ nổi tiếng của Hoàng đế Quang Trung: đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng… thể hiện ý chí độc lập tự chủ của Việt Nam trong sự lựa chọn sắc thái văn hóa và con đường phát triển của đất nước.

Kiên trì bảo vệ Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng trong tình hình hiện nay

Mô hình “kinh tế thị trường định hướng XHCN”

Khi cả hệ thống XHCN ở các nước Đông Âu tan rã, chỉ có Việt Nam và một số rất ít nước vẫn duy trì chế độ XHCN do Đảng cộng sản lãnh đạo. Đó là bản lĩnh chính trị vững vàng. Trong hoàn cảnh bị bao vây, cấm vận, khủng hoảng kinh tế xã hội, chiến tranh biên giới và sự sụp đổ của hệ thống XHCN, bản lĩnh sáng tạo của Việt Nam thể hiện qua đường lối đổi mới, chấp nhận kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế “kinh tế thị trường-định hướng XHCN”. Đây là mô hình chưa có tiền lệ về lý luận và thực tiễn nên là thử thách rất lớn đối với khả năng tư duy biện chứng và lựa chọn con đường phát triển của đất nước. Khi mới triển khai thực hiện đã có rất nhiều luận điệu phản bác của các thế lực chống đối ở bên trong và ngoài nước. Họ cho rằng đã chấp nhận kinh tế thị trường tức là đã từ bỏ nguyên lý của CNXH… trong đội ngũ cán bộ đảng viên trung, cao ấp cũng có một số ý kiến hoài nghi cho rằng: kinh tế thị trường là đặc trưng của CNTB nên không thể dùng nó để xây dựng CNXH…đồng thời mặt trái của kinh tế thị trường đã làm nẩy sinh rất nhiều tiêu cực xã hội, nhất là nạn hối lộ, tham nhũng phát triển…

Trong bối cảnh đó đòi hỏi phải có đủ bản lĩnh sáng tạo và tư duy biện chứng để kiên định đường lối đổi mới. Tư duy sáng tạo của Việt Nam là không phủ nhận kinh tế thị trường là đặc trưng của kinh tế TBCN, nhưng nhìn ra mặt tích cực của nó là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần cùng với tính cạnh tranh sẽ kích thích động lực sản xuất, làm giàu của mỗi cá nhân và mỗi thành phần kinh tế-nhất là với kinh tế tư nhân. Cùng với quy luật cung-cầu linh hoạt sẽ vừa kích thích sản xuất vừa tự điều chỉnh khâu lưu thông phân phối một cách hiệu quả hơn nhiều so với kinh tế bao cấp. Như vậy kinh tế thị trường sẽ có khả nhanh chóng năng nâng cao nhanh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để rút ngắn sự chênh lệch  với quan hệ sản xuất XHCN. Vấn đề này đã dược Lenin nhìn thấy khi đề ra “chính sách kinh tế mới” (NEP) - vì lực lượng sản suất kế thừa của thời Nga hoàng còn rất thấp so với quan hệ sản xuất XHCN nên phải điều chỉnh chính sách nhằm ưu tiên phát triển sức sản xuất bằng nền kinh tế nhiều thành phần. Đây cũng là sự vận dụng linh hoạt kinh nghiệm thời kỳ đầu kháng chiến khi ta còn thiếu vũ khí thì  phải biết “lấy súng giặc đánh giặc”… và trong xây dựng đất nước, khi sức sản xuất chưa phát triển cao cũng phải biết “lấy mặt tích cực của kinh tế thị trường của TBCN để xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH”. Như vậy là  sử dụng kinh tế thị trường như  “công cụ và phương tiện” để nhanh chóng tăng cường lực lượng sản xuất cho CNXH.

Thực tiễn đã chứng minh mô hình “kinh tế thị trường định hướng XHCN” là đúng đắn

Nhìn từ góc độ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thì điều đó không thoát ly những nguyên lý cơ bản của CNXH về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mà là sự sáng tạo và phát triển về lý luận xây dựng CNXH trong hoàn cảnh cụ thể của VN, trong đó coi định hướng CNXH là “dĩ bất biến”, kinh tế thị trường là “ứng vạn biến”. Nhìn từ góc độ triết học là đã giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa “phương hướng và con đường” đến CNXH, cụ thể là chỉ có một  phương hướng (như kim chỉ nam), nhưng có thể có nhiều con đường dẫn đến mục tiêu XHCN- giống như con đường lên đỉnh núi cao, nếu chưa đủ điều kiện để “tiến thẳng lên CNXH” thì phải chấp nhận đi theo đường vòng với những khúc quanh co nhưng độ dốc không quá cao. Kinh tế thị trường là một đoạn đường như thế nhưng vẫn dẫn đến đỉnh cao của CNXH. Cũng có thể coi kinh tế thị trường như giải pháp gia cố cho cơ sở hạ tầng của CNXH thêm vững chắc.

Sau gần 40 năm đổi mới với mô hình “kinh tế thị trường-định hướng XHCN”, Việt Nam  đã có bước phát triển ngoạn mục: đã thoát khỏi nhóm thu nhập thấp, đang trở thành nước có thu nhập trung bình và nằm trong nhóm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới-đồng thời giữ vững độc lập tự chủ, ổn định chính trị, xã hội và đạt nhiều thành tựu ấn tượng về kinh tế, xã hội, văn hóa và khoa học kỹ thuật…vị thế quốc tế ngày càng cao.  Thự tế đó chứng tỏ những nguyên lý cơ bản của  CNXH đang thể hiện sức sống mạnh mẽ- Thực tế đó còn là khí sắc bén đấu tranh chống lại luận điệu phủ nhận vai trò và năng lực quản lý kinh tế của  Đảng và nền dân chủ XHCN (còn nữa).

TS NGUYỄN HỮU NGUYÊN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top