Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mức đầu tư cho văn hoá

Thứ Năm 27/10/2022 | 17:30 GMT+7

VHO - Thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - văn hoá, xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - văn hoá, xã hội năm 2023 trong phiên thảo luận của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV vào hôm nay 27.10, nhiều đại biểu đề nghị tăng mức đầu tư cho văn hoá.

Toàn cảnh phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - văn hoá, xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - văn hoá, xã hội năm 2023 tại Quốc hội ngày 27.10

Đại biểu Hoàng Thị Đôi (Sơn La)Phát triển sự nghiệp văn hoá đòi hỏi phải có nguồn lực đầu tư

Phát biểu về nội dung này, đại biểu Hoàng Thị Đôi (Sơn La) nhấn mạnh, văn hoá có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Văn hoá vừa là trụ cột, vừa là nền tảng tinh thần của xã hội. Vì vậy phát triển sự nghiệp văn hoá đòi hỏi phải có nguồn lực đầu tư. 

 “Từ khoá IX, BCH Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 30 ngày 20.7.2004 về đầu tư văn hoá trong đó có mục tiêu tăng đầu tư cho văn hoá, phấn đấu đến năm 2010, ít nhất đạt 1,8% tổng chi ngân sách Nhà nước nhưng cuối cùng mục tiêu trên vẫn chưa đạt được. Vì vậy tôi đề nghị tăng mức đầu tư cho văn hoá trong tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm, đảm bảo thực hiện đúng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hoá, xây dựng và phát triển môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, tài năng, trí tuệ, phẩm chất  của con người Việt Nam là trung tâm, là mục tiêu, động lực phát triển của đất nước”, đại biểu Hoàng Thị Đôi nêu quan điểm.

Đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh)Cần tăng mức đầu tư cho văn hoá

Đồng tình với ý kiến của đại biểu Hoàng Thị Đôi, đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng, song song với việc phát triển kinh tế thì cần phải quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng và phát triển văn hoá. 

Trong thời gian qua, văn hoá đã được quan tâm nhiều hơn, thể hiện qua các chương trình triển khai Kết luận 76 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021 đã có tác động lớn, tạo sự chuyển biến tích cực trong toàn ngành văn hoá và các địa phương. Tại Bắc Ninh, tỉnh đã ban hành Nghị quyết về phát triển văn hoá và con người Bắc Ninh. Tỉnh cũng vừa tổ chức Hội nghi văn hoá toàn tỉnh. 

“Với tầm quan trọng của văn hoá như vậy, tôi kiến nghị cần tăng mức đầu tư cho văn hoá. Thực tế hiện nay cho thấy việc phát triển văn hoá vẫn chưa thật tương xứng, ngang tầm với phát triển kinh tế”, đại biểu Hà phát biểu và kiến nghị các giải pháp để phát triển văn hoá. Đó là Chính phủ cần chú trọng phát triển văn hoá khi triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đã được Quốc hội thông qua; sớm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá, để cụ thể hoá quan điểm chỉ đạo: văn hoá phải được đặt ngang hàng với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội; đảm bảo tiến bộ, công bằng, chăm lo đời sống tinh thần, vật chất của Nhân dân, không để ai bị bỏ lại phía sau

Đại biểu Phan Viết Lượng (Bình Phước)Sớm triển khai xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa theo Nghị quyết của Quốc hội

Góp ý về vấn đề phát triển văn hóa, đại biểu Phan Viết Lượng (Bình Phước) cho biết, trong giai đoạn trước, đầu tư cho văn hóa chủ yếu được thực hiện thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Sau khi chương trình này kết thúc năm 2015, nguồn lực đầu tư cho văn hóa chủ yếu qua kế hoạch đầu tư công trung hạn và nguồn kinh phí sự nghiệp hằng năm, nhưng luôn ở mức thấp. 

“Trong khi đó, năm 2022, Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025 và các dự án thành phần về văn hóa thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, đã được Chính phủ phê duyệt với số kinh phí hạn chế, nhưng đến nay chưa được giao dự toán, cấp vốn thực hiện, hoặc chưa được giải ngân. Những khó khăn về nguồn lực đầu tư, đã ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp phát triển văn hóa, dẫn đến nhiều di sản, di tích văn hóa - lịch sử bị mai một, xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng”, đại biểu đoàn Bình Phước nêu thực tế.

Để phát triển văn hóa, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của Nhân dân, đại biểu Phan Viết Lượng đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chiến lược, chương trình đã ban hành, trong đó cần ưu tiên các chính sách, giải pháp xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ làm công tác văn hoá, văn học, nghệ thuật; xây dựng môi trường, con người văn hóa và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Sớm triển khai xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa theo Nghị quyết số 572/NQ-UBTVQH15 ngày 18.8.2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên Huế): Nguồn ngân sách dự toán phân bổ cho lĩnh vực Văn hoá còn khá khiêm tốn

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên Huế) trả lời phỏng vấn bên hành lang Quốc hội ngày 27.10. Ảnh: Thu Sâm

Trả lời phỏng vấn Văn Hoá bên hành lang Quốc hội ngày 27.10, đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên Huế) cho rằng, muốn phát triển văn hoá thì trước hết phải thay đổi tư duy để có giải pháp đồng bộ. “Văn hoá là một lĩnh vực rất rộng. Nói đến lĩnh vực văn hoá là không chỉ nói đến giá trị của các di tích, di sản hay những nét văn hoá truyền thống mà còn nói đến các khái niệm về văn hoá ứng xử, văn hoá công sở, văn hoá học đường… trong đó văn hoá ứng xử giữa con người với con người đóng vai trò rất quan trọng”, đại biểu đoàn Thừa Thiên Huế nói.

Đaị biểu Nguyễn Thị Sửu cũng đánh giá, vai trò, vị thế của văn hoá ngày càng được nâng cao. Trong báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội vừa qua, Chính phủ đã dành một dung lượng hài hoà cho lĩnh vực văn hoá. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Chính phủ cho lĩnh vực văn hoá. Và lĩnh vực văn hoá thời gian qua cũng đã tiếp tục được quan tâm kể cả trong báo cáo của các địa phương và Nghị quyết của Quốc hội.

“Từ sự quan tâm đó chắc chắn sẽ có các giải pháp kèm theo để phát triển văn hoá ngang tầm với kinh tế, chính trị. Đó sẽ là những chương trình lớn cho viêoc phát triển văn hoá như Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá trong giai đoạn mới, Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2030 trong đó sẽ tiếp tục tăng cường các giải pháp phù hợp, thiết thực, đồng bộ cho việc xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Tất cả những điều đã nói lên sự quan tâm đồng bộ, để đặt văn hoá ngang hàng với kinh tế, chính trị và xã hội. Tôi tin rằng cùng với tư duy như vậy, chúng ta sẽ bố trí được nguồn lực đầu tư cho văn hoá”, đại biểu Nguyễn Thị Sửu đánh giá. 

Tuy nhiên theo đại biểu này, đánh giá sơ bộ về nguồn ngân sách dự toán phân bổ cho các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực văn hoá thì thấy lĩnh vực này được phân bổ khá khiêm tốn. “Chính phủ, các Bộ, ngành cần quan tâm, có sự đánh giá sâu hơn nữa nhất là việc đầu tư cho việc trùng tu, bảo tồn các di tích; chú trọng đầu tư đối với các thiết chế văn hoá ở các vùng miền, miền. Nhiều vùng, miền muốn phát triển du lịch nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì cũng cần có sự quan tâm đầu tư cho văn hoá. Việc đầu tư có thể bố trí bằng việc tăng nguồn ngân sách nhà nước, tạo nền tảng thu hút đầu tư từ các nguồn xã hội hoá hay các nguồn đầu tư hợp pháp khác”, đại biểu Nguyễn Thị Sửu đề nghị.

THU SÂM; ảnh: TRẦN HUẤN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top