Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: “Giải quyết vấn đề về văn hoá, đạo đức xã hội cần giải pháp tổng thể”

Thứ Bảy 22/10/2022 | 11:30 GMT+7

VHO-Sáng 22.10, Quốc hội thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023.

Phát biểu về lĩnh vực văn hoá, đại biểu Bùi Hoài Sơn (đoàn Hà Nội) cho biết, ông đánh giá cao báo cáo của Chính phủ về kinh tế - văn hoá, xã hội, đặc biệt là nội dung về văn hoá. “Có tới 27 dòng dành cho văn hoá, thể hiện rõ sự quan tâm đặc biệt đối với văn hoá như là hệ điều tiết đối với phát triển đất nước hiện nay”, đại biểu Sơn nhấn mạnh.

Đại biểu Bùi Hoài Sơn cho rằng giải quyết vấn đề về văn hoá, đạo đức xã hội cần giải pháp tổng thể

Tuy nhiên, đại biểu này cũng cho biết, trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện: “Từ chuyện chúng ta cần đổi mới tư duy mạnh mẽ hơn về phát triển văn hoá. Chúng ta đã có thành công nhờ đổi mới chính trị, đổi mới kinh tế, giờ đây là lúc chúng ta thực sự rất cần một cuộc đổi mới trong lĩnh vực văn hoá. “Ở đó, văn hoá là sức mạnh nội sinh của dân tộc, là hệ điều tiết cho sự phát triển đất nước. Bên cạnh đó, tôi xin lưu ý thêm 2 vấn đề cụ thể sau: Thứ nhất, những vấn đề nhức nhối về văn hoá nhiều khi lại không hoàn toàn từ chính văn hoá, mà bắt nguồn từ chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ hay hội nhập quốc tế. Vì vậy, giải quyết vấn đề về văn hoá, đạo đức xã hội cần giải pháp tổng thể, cần sự chung tay chung sức của các cấp, các ngành, các địa phương, không chỉ để ngành văn hoá đơn thương, độc mã trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này”, đại biểu đến từ đoàn Hà Nội nêu ý kiến.

Ông cũng nhấn mạnh, Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021 đã giúp chúng ta nhận thức rõ hơn, giờ là lúc cần phải bắt tay hành động nhiều hơn. “Thứ hai, ngôn ngữ tiếng Việt đang trải qua một giai đoạn biến đổi hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến sự trong sáng của tiếng Việt và bầu không khí trong lành của văn hoá. Ngôn ngữ còn, dân tộc còn, ngôn ngữ mất, dân tộc mất. Cách đây 56 năm, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát động phong trào giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Giờ đây sự trong sáng ấy không những không được cải thiện mà còn có nguy cơ bị vẩn đục nhiều hơn. Sự lai căng, lệch chuẩn, sính ngoại, tuỳ tiện trong việc sử dụng ngôn ngữ, trong đó có cả ở các phương tiện truyền thông, vừa là biểu hiện vừa là nguyên nhân của sự xuống cấp văn hoá và đạo đức xã hội. Chúng ta cần có những giải pháp quyết liệt hơn để trả lại sự trong sáng của tiếng Việt, cho văn hoá”, đại biểu Bùi Hoài Sơn nói.

THU SÂM

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top