Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Đề phòng tai nạn cho trẻ khi tham gia giao thông

Thứ Hai 19/09/2022 | 10:23 GMT+7

VHO- Tai nạn giao thông là một trong các nguyên nhân chiếm tỷ lệ hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ em. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn chủ quan và chưa nhận thức hết được rủi ro khi để trẻ tham gia giao thông.

 Giờ tan trường trẻ đi xe đạp chen lấn với ô tô tải khu vực Trường tiểu học Văn Bình (Thường Tín, Hà Nội) Ảnh: THANH TÙNG

 Mới đây, một phụ huynh đã đăng tải clip phản ánh tình trạng giao thông lộn xộn tại khu vực cổng Trường tiểu học Văn Bình (xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội) vào mỗi giờ tan học. Trường nằm trên mặt đường tránh đoạn Thường Tín ra Quốc lộ 1 nên sau tiếng trống trường, các cháu nhỏ ào ra, chen lấn, xô đẩy nhau ngay bên cạnh những ô tô tải cao lớn, khuất điểm nhìn, có thể gây ra tai nạn giao thông bất cứ lúc nào.

Ngược lại, đối với các tài xế, trẻ tham gia giao thông cũng là nỗi “kinh hoàng” bởi đa phần các em không tập trung, bất cẩn nên rất dễ bị va chạm và còn gây nguy hiểm cho người khác. Anh Nguyễn Huy Mạnh (Hà Nội) mới đây đã đăng tải trên mạng xã hội một clip được ghi lại từ camera hành trình cho thấy, một cậu bé chừng 11-12 tuổi đang đi xe đạp, bỗng nhiên tạt đánh phắt sang đường mà không hề quay lại đằng sau quan sát, khiến các ô tô đi sau đó phải phanh đến “cháy đường”.

TS.BS Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, mỗi năm, đặc biệt vào dịp hè, Khoa tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ vị thành niên, học sinh nhập viện do tai nạn giao thông với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, đa phần trẻ đều bị thương nặng, nguy kịch, phải điều trị lâu dài và để lại di chứng suốt đời…

Hiện nay, trẻ đã bắt đầu đến trường, nhiều gia đình không có điều kiện đưa đón con thường xuyên nên để trẻ tự đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy đi học. Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Đối với xe máy, xe máy điện, mặc dù Luật Giao thông đường bộ đã quy định cấm người chưa đủ tuổi điều khiển, thế nhưng hiện nay, tình trạng học sinh, trẻ vị thành niên sử dụng loại phương tiện này khá phổ biến. TS.BS Lê Ngọc Duy cho rằng, ở lứa tuổi này, việc điều khiển xe máy hoàn toàn không phù hợp và không an toàn vì các em chưa phát triển đầy đủvềthểchất. Bên cạnh đó, vì chưa được đào tạo, sát hạch để được cấp Giấy phép lái xe nên các kỹ năng lái xe an toàn cũng như hiểu biết về Luật Giao thông đường bộ ở học sinh và trẻ vị thành niên hầu như không có; cộng với tâm lý “muốn thể hiện” nên các em thường vi phạm Luật Giao thông.

Tình trạng học sinh đi xe máy khi chưa đủ tuổi xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng trên hết vẫn là sự buông lỏng quản lý từ phía gia đình và nhận thức chưa cao của các em. Các bác sĩ khuyến cáo, các bậc cha mẹ cần phải hết sức quan tâm đến con trẻ đang ở lứa tuổi vị thành niên, nhất là diễn biến tâm lý cũng như cảm xúc của trẻ, kiểm soát việc đi xe máy, giáo dục để trẻ hiểu được mức độ nguy hiểm của tai nạn giao thông, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra đối với các em. 

VIỆT THANH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top