Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Chưa giải quyết chồng lấn địa giới hành chính Kon Tum - Quảng Nam: Người dân không biết mình thuộc về đâu?

Thứ Tư 31/08/2022 | 09:23 GMT+7

VHO- Do chồng lấn địa giới hành chính, hàng chục năm qua, gần 240 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu có hộ khẩu chính thức tại xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) nhưng lại sinh sống trên đất của xã Đăk Nên, huyện Kon Plông (Kon Tum). Cuộc sống của họ đang gặp rất nhiều khó khăn bởi… không được đầu tư điện - đường - trường - trạm.

 Do chng ln đa gii hành chính, 238 h dân vi 1.034 nhân khu phi sng trong tình cnh không cơ s h tng, không đin, không đường

Để giải quyết, chính quyền cả hai địa phương đã nhiều lần bàn bạc, tìm phương án nhưng đến nay vẫn chưa thống nhất.

Theo UBND xã Đăk Nên, huyện Kon Plông (Kon Tum) hiện có 238 hộ với 1.034 nhân khẩu của thôn 3, xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đang sinh sống trên địa bàn xã, gồm: Làng Tu Rít khoảng 37 hộ dân; các làng Đăk Du, Tắp Yêu khoảng 156 hộ; các làng Tu Lú, Tu Đót, Đăk Meng, Ngọc Bum khoảng 45 hộ. Do chồng lấn địa giới hành chính nên khu vực này cơ sở hạ tầng không được đầu tư. Các hộ dân này phải sống trong tình cảnh không cơ sở hạ tầng, không điện, không đường… và không biết mình thuộc về đâu?

Già làng Nguyễn Xuân Bốn (64 tuổi) cho biết, ông bà, cha mẹ của ông định cư, sinh sống ở đây đã lâu. Con đường đất từ thôn 3 về trung tâm xã Trà Vinh do người dân tự mở, tuy nhiên trời mưa đường đất sình lầy không thể đi được. Tại thôn 3 có 2 điểm trường mẫu giáo và tiểu học tạm bợ dạy trẻ, điều kiện học tập rất khó khăn. “Đường về trung tâm xã Đăk Nên xa nên họ chỉ về trung tâm xã Trà Vinh mua thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt. Người dân ở đây đều bày tỏ mong muốn chính quyền hai địa phương sớm thống nhất phân chia lại địa giới hành chính, để giúp người dân ổn định cuộc sống”, già làng Nguyễn Xuân Bốn cho biết thêm.

Để giải quyết những vướng mắc trên, Bộ Nội vụ đã có 4 văn bản hướng UBND hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum phối hợp giải quyết về địa giới hành chính khu vực giáp ranh giữa hai xã Trà Vinh và Đăk Nên. Mới đây, ngày 18.8, tại tỉnh Kon Tum, lãnh đạo hai tỉnh đã có buổi làm việc để tìm hướng giải quyết và phương án đưa dân về đâu.

Ông Nguyễn Công Tạ, Bíthư Đảng ủy xã Trà Vinh cho biết, người dân trong vùng chồng lấn mong muốn được tiếp tục gắn bó làm ăn, sinh sống trên mảnh đất của cha ông. Hơn nữa, mồ mả tổ tiên của họ đang ở đó nên ai cũng có nguyện vọng được giữ nguyên hộ khẩu ở Quảng Nam. “Làm gì cũng phải tôn trọng ý kiến người dân. Mong rằng lãnh đạo hai tỉnh có phương án đề xuất với Trung ương sớm giải quyết để người dân không bị thiệt thòi”, ông Tạ nói.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê TríThanh đề nghị, trong hơn 6.000 ha đất đang bị chồng lấn, kiến nghị tỉnh Kon Tum thống nhất điều chỉnh hơn 3.000 ha đất hiện dân xã Trà Vinh đang sinh sống, canh tác thuộc địa phận quản lý của xã Đăk Nên về xã Trà Vinh quản lý, chăm lo, cải thiện đời sống. Cũng theo ông Thanh, việc thiếu quan tâm, đầu tư khiến người dân thiệt thòi, trách nhiệm có phần thuộc về cơ quan nhà nước. “Nếu hai địa phương không giải quyết được, đề nghị Bộ Nội vụ và các Ban, ngành đi kiểm tra thực tế, lấy ý kiến dân để có hướng giải quyết”, ông Thanh cho hay.

Trong khi đó, ông Trần Thanh Minh, Chủ tịch UBND xã Đăk Nên cho rằng, việc chuyển hơn 3.000 ha đất của xã Đăk Nên về xã Trà Vinh (Quảng Nam) là không thể vì theo Chỉ thị 364 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng), ranh giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và Kon Tum được xác lập sau nhiều lần tách, nhập. Ngoài ra, vùng đất này vẫn có dân của xã Đăk Nên đang canh tác. Nếu chuyển một nửa diện tích đất cho Quảng Nam, dân xã Đăk Nên sẽ thiếu đất nông nghiệp do phần lớn nương rẫy của họ đã nhường cho thủy điện Đăk Đrinh.

Lãnh đạo tỉnh Kon Tum cho rằng, nếu bàn giao một nửa diện tích chồng lấn cho Quảng Nam, thì Quảng Nam phải hoán đổi lại diện tích tương đương cho Kon Tum ở vị trígiáp ranh. Nếu Quảng Nam đồng ý, Kon Tum sẽ tiếp nhận 238 hộ chuyển giao cho xã Đăk Nên quản lý và tạo điều kiện người dân sớm ổn định cuộc sống; hoặc tỉnh Quảng Nam xây dựng khu tái định cư tại xã Trà Vinh để vận động đưa các hộ dân ở xã Đăk Nên về. Trường hợp Quảng Nam không đồng tình cả 2 phương án, hai địa phương báo cáo Bộ Nội vụ, trình cấp thẩm quyền quyết định.

Như vậy, sau nhiều lần làm việc tìm giải pháp tháo gỡ, đến nay hai địa phương Kon Tum và Quảng Nam vẫn chưa thống nhất phương án để giải quyết dứt điểm. Điều này đồng nghĩa với việc, hàng nghìn người dân sẽ tiếp tục sống trong cảnh khó khăn, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. 

 NGỌC HÒA

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top