Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Thứ Ba 23/08/2022 | 16:43 GMT+7

VHO – Chủ trì cuộc họp với Thường trực Ban chỉ đạo TƯ xây dựng Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" trình Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII vào sáng 23.8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần gắn với phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCH, xây dựng nền dân chủ XHCN, nhà nước pháp quyền XHCH, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Cùng tham dự cuộc họp có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế TƯ, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Đề án Trần Tuấn Anh; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan và địa phương.

Sau khi nghe báo cáo về quá trình xây dựng Đề án; báo cáo về nội dung trọng tâm của Đề án; phát biểu góp ý của các đại biểu về các nội dung chính của Đề án, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, việc xây dựng và hoàn thiện Đề án có vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng những tư duy mới, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp mới nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030, trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Thủ tướng cho rằng, đây là vấn đề khó, vấn đề lớn, phức tạp, phạm vi rộng, tư liệu, tài liệu, dữ liệu chưa nhiều, đòi hỏi nghiên cứu và xây dựng công phu, đánh giá đúng, trúng tình hình, chỉ rõ nguyên nhân trên tinh thần thẳng thắn, khách quan, trung thực, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới bảo đảm sát thực tiễn, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam, khả thi, hiệu quả, có kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển.

Thủ tướng đánh giá cao Ban chỉ đạo xây dựng Đề án, đặc biệt là Ban Kinh tế TƯ, cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo đã rất nỗ lực, nghiêm túc trong quá trình xây dựng Đề án; đề nghị Ban chỉ đạo tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại cuộc họp, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện Đề án, bảo đảm tiến độ, chất lượng để trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành TƯ xem xét, cho ý kiến.

Thủ tướng gợi mở nhiều vấn đề về xây dựng Đề án

Gợi mở thêm một số vấn đề để Ban chỉ đạo xem xét, nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình hoàn thiện Đề án, Thủ tướng nhấn mạnh, việc xây dựng Đề án cần bám sát Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, nhất là 3 đột phá chiến lược, thực tiễn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước qua các thời kỳ, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, dự báo xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên thế giới và khu vực để kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; nội dung Đề án cần phù hợp, liên thông với các nghị quyết đã ban hành, cách thể hiện ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.

Trong đó, Cương lĩnh năm 2011 yêu cầu: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường". Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 được thông qua tại Đại hội XIII nêu rõ: "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư".

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần gắn với phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nền dân chủ XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững quốc phòng-an ninh; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa lấy nội lực (con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa-lịch sử) là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, ngoại lực là quan trọng, đột phá; xác định con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực, phát huy tối đa năng lực, trí tuệ, đạo đức, phẩm chất con người Việt Nam, không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Đẩy mạnh hợp tác công tư, huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn, phát triển công nghiệp quốc phòng gắn kết chặt chẽ và trở thành mũi nhọn của nền công nghiệp quốc gia, xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, phát triển hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ…

Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị; khơi dậy khát vọng phát triển và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

TÙNG QUANG; ảnh: NHẬT BẮC

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top