Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Làng gốm hơn 500 tuổi đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ Hai 08/08/2022 | 10:48 GMT+7

VHO- Từ sáng sớm ngày 7.8 (mùng 10 tháng 7 âm lịch), như lệ xưa, các bô lão, nghệ nhân cùng người làng gốm đã cùng về Khu miếu Tổ nghề gốm Nam Diêu tham gia lễ giổ tổ nghề gốm, nguyện cầu tổ nghề độ trì bình an, cầu quốc thái dân an, đời sống sung túc, ấm no.

 Làng gốm Thanh Hà đón bằng công nhận DSVH phi vật thể quốc gia

Điểm đặc biệt trong ngày giỗ tổ nghề năm nay là địa phương tổ chức công bố và đón bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề gốm Thanh Hà (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam).

Bên cạnh phần lễ giỗ tổ nghề theo nghi thức truyền thống, nhiều hoạt động cộng đồng cũng được tổ chức để các nghệ nhân chia sẻ, truyền lại cho thế hệ trẻ của làng về nguồn cội, lịch sử, cũng như ý thức bảo tồn, gìn giữ và phát triển nghề của cha ông.

Ông Phạm Hùng, một người dân ở Nam Diêu chia sẻ: Làng gốm đón nhận tin vui nghề truyền thống của làng được Bộ VHTTDL công nhận DSVH phi vật thể từ năm 2019, nhưng rồi hai năm qua, do dịch bệnh nên ngày giỗ tổ chỉ tổ chức theo truyền thống ở quy mô trong làng. Năm nay, ngoài phần lễ còn có phần hội với nhiều hoạt động vui chơi, thể thao. Vui hơn nữa, khi dịp này, chính quyền địa phương cũng tổ chức lễ đón nhận bằng DSVH phi vật thể quốc gia đối với nghề gốm Thanh Hà. Đây cũng là sự khích lệ, tạo sức sống mới, làm động lực để làng nghề phục hồi trở lại sau thời gian dài ngưng trệ vì dịch bệnh vừa qua.

Làng gốm Nam Diêu - Thanh Hà có tuổi đời gần 500 năm, được hình thành vào khoảng thế kỷ XVI, XVII do một số thợ thủ công Thanh Hóa, Nghệ An vào dựng làng ở Thanh Hà, mang theo nghề gốm. Làng nghề hưng thịnh nhất vào khoảng nửa đầu thế kỷ XIX và Giai đoạn hưng thịnh của nghề gốm Thanh Hà được triều đình Nguyễn ghi vào sách Đại Nam Nhất Thống Chí, phần thổ sản Quảng Nam.

Theo Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, tại khu vực trung tâm làng gốm có 10 di tích đã được xếp hạng và đưa vào danh mục bảo vệ. Gắn liền với di sản văn hóa vật thể là một khối lượng lớn di sản văn hóa phi vật thể như: Tri thức sản xuất gốm, sành, gạch, ngói, làm tượng ông Táo,… và phân công, tổ chức sản xuất; Đời sống văn hóa tín ngưỡng, lễ hội;…

Với những giá trị văn hóa đặc sắc, bề dày lịch sử không ngừng được bảo tồn, phát huy, nghề gốm Thanh Hà đã được Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2965/QĐ-BVHTTDL ngày 27.8.2019.

Điều đáng vui mừng là số lượng lao động làng gốm không ngừng tăng lên. Thời điểm 2001, cả làng nghề chỉ còn 8 cơ sở với 24 lao động hoạt động và đây là những hạt nhân trong công tác bảo tồn và phát triển của làng nghề. Hiện làng có khoảng 320 hộ, trong đó có 105 hộ với khoảng 105 người làm gốm, còn bảo lưu nguyên vẹn quy trình chế tác gốm thủ công truyền thống cùng nhiều giá trị tri thức dân gian gắn liền quá trình hình thành làng xã, phát triển đô thị thương cảng Hội An…

Năm 2018, phường Thanh Hà đã ra mắt CLB thanh niên với nghề gốm, thành viên là các bạn trẻ đang trực tiếp sản xuất tại làng để cùng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất, đa dạng mẫu mã, nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm gốm, giúp thanh niên địa phương phát triển kinh tế. Qua đó sẽ góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát triển nghề gốm có lịch sử hàng trăm năm.

Năm 2001, làng gốm được đầu tư xây dựng thành điểm tham quan du lịch làng nghề, làng quê đầu tiên của tỉnh Quảng Nam. Giai đoạn 2004-2007, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt và triển khai dự án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống Thanh Hà gắn với hoạt động du lịch. Đến nay, làng gốm Thanh Hà là một trong những điểm du lịch thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan mỗi năm. Năm 2019, thời kỳ du lịch đạt đỉnh điểm có 707.549 khách/năm, trung bình có 1.939 khách/1 ngày đến tham quan làng gốm. Từ năm 2001-2020, có hơn 2,2 triệu lượt khách đến tham quan, doanh thu từ bán vé đạt 65,7 tỉ đồng. Trong công tác bảo vệ môi trường, đơn vị quản lý du lịch, cộng đồng ở làng gốm Thanh Hà đã có nhiều hoạt động cụ thể bảo vệ môi trường, công tác bảo tồn di sản, quản lý du lịch đang ngày càng dần hoàn thiện, theo tinh thần hướng tới môi trường du lịch xanh. 

 KHÁNH CHI

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top