Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Cách phòng cháy, chữa cháy đối với các hộ dân sinh sống trong đô thị

Thứ Ba 19/07/2022 | 08:30 GMT+7

VHO- Với thời lượng 10 phút, Chương trình An toàn phòng cháy và chữa cháy được phát sóng vào lúc 06h50 thứ bảy hàng tuần và phát lại vào 13h50 thứ 3 tuần kế tiếp trên kênh H1 Đài Truyền hình Hà Nội đã và đang thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả truyền hình. Chương trình có sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).

Tuần vừa qua, chương trình đã chỉ ra một số vấn đề bất cập trong lĩnh vực an toàn phòng cháy và chữa cháy đang hiện hữu trong phần lớn các gia đình ở đô thị, cụ thể như sau:

Thứ nhất là về lối thoát nạn trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Thông thường, các hộ gia đình chỉ có mộtlối thoát duy nhất đó là cửa ra vào hàng ngày, chính vì thế, khi hỏa hoạn xảy ra, khói độc và lửa sẽ bịt kín lối đi khiến những người trong nhà gặp khó khăn trong việc tự thoát ra ngoài.

Thứ hai là đám cháy thường xảy ra vào đêm khuya khiến người dân không thể phát hiện kịp thời và nhanh chóng dập tắt lửa.

Thứ ba là ý thức về việc phòng cháy nổ của người dân vẫn còn kém; việc quản lý vật liệu dễ cháy và các thiết bị điện trong nhà chưa được thực hiện tốt; đồng thời, phần lớn các hộ gia đình chưa trang bị thiết bị cảnh báo cháy nổ và bình chữa cháy khiến việc phát hiện nguy cơ cháy nổ và dập tắt lửa khi xảy ra hỏa hoạn bị hạn chế và chậm trễ.

Từ những vấn đề cơ bản trên, chương trình đưa ra một số biện pháp các hộ gia đình nên thực hiện để đảm bảo an toàn cháy nổ như sau:

1. Người dân cần thường xuyên kiểm tra và quản lý tốt các chất dễ cháy, thiết bị điện, hoạt động nấu ăn, hoạt động phát sinh ra nguồn nhiệt gây cháy.

2. Có phương án và hướng dẫn các thành viên gia đình thoát nạn trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.

3. Lắp đặt thiết bị cảnh báo cháy sớm cục bộ (sử dụng pin, lắp đặt tại các phòng ngủ, tầng 1, bếp, nơi để xe máy - ô tô, nơi để vật liệu dễ cháy…) để kịp thời cảnh báo cháy nổ.

4. Mỗi hộ gia đình nên trang bị bình chữa cháy xách tay trong nhà và để ở nơi thuận tiện sử dụng, đồng thời hướng dẫn cho tất cả các thành viên gia đình sử dụng thành thạo. Bên cạnh đó, việc trang bị bình chữa cháy xách tay cho gia đình nên dùng loại bình khí chữa cháy để khi sử dụng không bị hạn chế tầm nhìn, cản trở đường, lối thoát nạn.

Trên đây là một số nội dung về vấn đề đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy trong gia đình, để trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để bảo vệ an toàn cho tính mạng của bản thân và gia đình trong các trường hợp khẩn cấp, kính mời Quý vị và các bạntiếp tục theo dõi các số phát sóng trong chương trình trên kênh H1 của Đài Truyền hình Hà Nội.

N.T

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top