Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Làm gì để ngăn chặn những cú sốc mùa thi?

Thứ Tư 13/07/2022 | 09:55 GMT+7

VHO- Mỗi năm, học sinh các trường tại Việt Nam đều phải trải qua những kỳ thi định kỳ và quan trọng nhất là Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhưng đối với các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, có lẽ khốc liệt hơn cả là kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập bởi tính cạnh tranh vô cùng gay gắt, khiến nhiều em rơi vào bế tắc và khủng hoảng tâm lý.

 Một thí sinh gục trên bàn ngay đầu giờ thi Ảnh: TRẦN HUỲNH

 Sốc vì áp lực mùa thi

Mấy ngày vừa qua, trên các trang mạng xã hội xôn xao chia sẻ thông tin tìm một học sinh lớp 9 tại Hà Nội, vừa bỏ nhà đi sau khi biết kết quả thi vào lớp 10 không như kỳ vọng. Được biết, em T.N.T đã bỏ ăn rồi viết thư gửi lại gia đình và đi biệt tích không ai hay. T không mang theo điện thoại, tiền, giấy tờ tuỳ thân và xóa toàn bộtài khoản Zalo, Facebook khiến bố mẹ và cả gia đình vô cùng lo lắng, hoảng loạn. May mắn là một ngày sau đó, gia đình đã tìm được em và đưa về nhà.

Trường hợp thísinh N.T.P thì lại gặp áp lực từ việc phải đạt điểm cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Là học sinh giỏi nhiều năm liền của một trường chuyên, P đã dành không ít giải thưởng cấp thành phố; và mặc dù đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ đểdu học nên thi tốt nghiệp chỉ cần đạt yêu cầu tối thiểu, nhưng P vẫn tự đặt ra cho mình mục tiêu phải đạt điểm cao. Áp lực khiến P lao vào học triền miên, quên ăn quên ngủ, lại gặp đúng thời điểm nắng nóng kéo dài nên em đã đổ gục, đành phải xin không tham dự kỳ thi.

Đối với chị Nguyễn Phương Hạnh, mùa hè năm 2021 là giai đoạn xáo trộn nhất trong gia đình chị, sau khi T.Q.A - con gái chị có kết quả thi tốt nghiệp THPT. Cũng là học sinh giỏi 12 năm liền, bản thân em A và cả gia đình luôn đặt mục tiêu phải đỗ vào trường top 1. A đã cố gắng học các lò luyện bên ngoài và cả các khóa ôn trên mạng, nhưng kết quả vẫn thiếu 0,5 điểm đểđược xét tuyển vào ĐH Kinh tế quốc dân và 0,3 điểm đểvào được Học viện Ngân hàng. Kết quả khiến Q.A sốc nặng, đóng cửa phòng không ăn uống và khóc đến lả cả người. Sau khi được động viên, khuyên nhủ và tâm lýtư vấn, Q.A dần bình tĩnh và chấp nhận học trường top 2. “Đến giờ tôi mới thấy mọi việc tạm ổn, con bé mất một thời gian dài thu mình lại, không muốn giao tiếp với bạn bè vì mặc cảm thua kém. Nhưng gia đình tôi cũng thấy may mắn vì con đã vượt qua cú sốc”, chị Hạnh chia sẻ.

Làm gì để ngăn chặn và vượt qua?

Theo Viện Tâm lýViệt - Pháp, mỗi năm Viện đều tiếp nhận hàng trăm thanh thiếu niên bị trầm cảm, rối loạn tâm lý, trong đó có nguyên nhân từ việc học hành, thi cử. Nhiều em vì quá kỳ vọng vào khả năng nên đã suy sụp khi kết quả không như mong muốn. Có em vì ôn thi căng thẳng thời gian dài nên dẫn đến trầm cảm, không điều khiển được hành vi, thậm chítự hại bản thân.

Những năm gần đây, hình ảnh phụ huynh phải xếp hàng cả đêm đểmua hồ sơ dự tuyển cho con vào lớp 1 là những nét phác thảo đầu tiên cho bức tranh “cuộc đua” đường trường 12 năm của các con. Do đó, kết quả thi vào lớp 10 hay kết quả tốt nghiệp THPT nhiều khi chỉ là “giọt nước làm tràn ly” vì những ẩn ức đã tích tụ từ trước đó. Tại nhiều trường, trẻ em bắt đầu cuộc đua điểm số ngay từ khi êa những chữ cái đầu tiên…

Trong suốt 12 năm học, kỳ thi nào các em cũng đều phải cố gắng đạt điểm tối đa. Học ở trường, học thêm bên ngoài, thậm chílà chạy sô hết từ “lò luyện” này sang “lò luyện” khác, khiến điểm số trở thành thước đo mà mỗi đứa trẻ luôn bị “ám ảnh”. Thêm vào đó, 3 năm đại dịch Covid-19 hoành hành, nhiều trẻ bị nhốt trong nhà, chỉ làm bạn với điện thoại, ti vi, máy tính và những trò chơi online, những clip đủ loại trên mạng, trong đó không ít những sản phẩm độc hại đã khiến các em có những thay đổi bất thường về tâm, sinh lý, dễ dẫn đến trầm cảm.

Đểgiúp các con vượt qua những cú shock thi cửvà trầm cảm do áp lực học hành, các chuyên gia tâm lýkhuyên rằng, trước hết các bậc cha mẹ không nên đặt ra những kỳ vọng quá cao cho các con. Cần biết năng lực của con đến đâu đểkhông áp những mục tiêu vượt quá khả năng. Đối với các kỳ thi quan trọng như kỳ thi vào lớp 10 hoặc tốt nghiệp THPT, cha mẹ và con cái phải cùng nhau nghiên cứu kỹ chỉ tiêu tuyển sinh của mỗi trường đểcó sự lựa chọn phù hợp, đưa ra nhiều phương án khác nhau đểnếu không đạt được những trường như mong muốn, con vẫn vui vẻ học ở những trường thấp hơn. Không chỉ con mà ngay cả bố mẹ cũng phải học cách chấp nhận thất bại đểlàm lại. Nhiều khi, việc bị điểm thấp ban đầu chưa tác động đến tâm lýcác em, mà chính những lời phàn nàn, chỉ trích, thậm chílà mắng chửi, rủa xả của bố mẹ và người thân mới chính là tác nhân đẩy các em vào những rối loạn tâm lýkhôn lường.

Những áp lực thi cửnếu không có cách ứng phó thì mức độtổn thương sẽ vô cùng nghiêm trọng, nhất là ở lứa tuổi học sinh THCS, THPT, khi các em đang muốn chứng tỏ và thểhiện năng lực với gia đình và những người xung quanh. Thấu hiểu và sẻ chia với con là cách tốt nhất đểgiúp chúng vượt qua các bất ổn tâm lý, nhưng đôi khi cha mẹ không làm được vì những khoảng cách và rào cản được hình thành từ cả hai phía. Trẻ cần được tháo gỡ bằng mọi cách, đểcác em nhận ra rằng thi trượt chưa hẳn là thất bại, mà đó có thểlà khởi đầu đểtạo ra thành công sau này. 

 HOÀNG HƯƠNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top