Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Huế: Giữ gìn bản sắc văn hóa làng trong xây dựng nông thôn mới văn minh

Thứ Sáu 01/07/2022 | 21:03 GMT+7

VHO- Văn hóa làng là yếu tố cốt lõi để bồi đắp, xây dựng và phát triển bản sắc văn hóa Huế gắn với bản sắc văn hóa dân tộc. Giữ gìn, phát huy văn hóa làng là nội dung và nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng nông thôn mới văn minh. Đó là khẳng định của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế tại buổi khảo sát một số làng văn hóa trên địa bàn.

Chiều ngày 1.7, đoàn công tác của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế do ông Phan Ngọc Thọ- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chỉ trì đã có buổi thăm và khảo sát tại làng văn hóa Kế Môn, xã Điền Môn, huyện Phong Điền. Đoàn đã đếm thăm và dâng hương tại di tích quốc gia mộ danh nhân văn hóa Nguyễn Lộ Trạch; Nhà lưu niệm tổ nghề kim hoàn Kế Môn; thăm một số nhà thờ họ trên địa bàn…

Đoàn công tác của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế thăm và khảo sát xây dựng văn hóa tại làng Kế Môn

Tại buổi gặp gỡ với 16 trưởng họ tộc, đại diện Ban điều hành làng văn hóa Kế Môn, ông Phan Ngọc Thọ đã giành nhiều thời gian để lắng nghe những ý kiến đóng góp và các kiến nghị để tiếp tục phát triển văn hóa làng truyền thống ở Kế Môn nói riêng và các làng văn hóa nói chung.

Theo nhiều trưởng các họ tộc, người dân làng Kế Môn có truyền thống “ly hương bất ly tổ”, vì công việc có rất nhiều người đi làm ăn xa nhưng họ vẫn luôn hướng về quê hương, có nhiều đóng góp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa tại địa phương. Ngoài xây dựng nhà thờ các họ tộc, còn có thư viện làng, trung tâm thương mại, đóng góp cho quỹ khuyến học của làng… Kế Môn là một trong 4 làng văn hóa đầu tiên được tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận vào năm 2000.

Ông Đặng Hữu Danh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Điền Môn cũng cho biết, hiện làng văn hóa Kế Môn có khoảng 500 hộ dân (với gần 2.000 khẩu), phần lớn là người già, người trẻ đã đi làm ăn xa; trong đó có 24 hộ nghèo. Người dân trong làng, đặc biệt các họ tộc luôn quan tâm, hỗ trợ các hộ gia đình trong dòng tộc, có nhiều phong trào tích cực, góp phần cho sự phát triển kinh tế, văn hóa địa phương. Làng Kế Môn đại lễ Tiếu Kỳ được tổ chức 12 năm/lần là nét văn hóa độc đáo chỉ có ở các họ tộc của làng, là dịp để con cháu trong cả dòng họ từ khắp nơi trong nước và nước ngoài cùng trở về quê hương. Làng cũng có điệu múa Náp truyền thống, được nhiều bậc cao niên trong làng lưu giữ…

Ông Phan Ngọc Thọ thăm hỏi, trò chuyện với 16 trưởng họ tộc của làng văn hóa Kế Môn

Với truyền thống hơn 500 năm hình thành và phát triển, làng văn hóa Kế Môn- nơi từng có nghề kim hoàn nổi tiếng; và bây giờ nhiều con cháu trong làng cũng lập nghiệp bằng nghề truyền thống này ở khắp mọi miền của đất nước, nhất là các tỉnh thành ở phía Nam. Quá trình xây dựng và phát triển làng, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới, nhiều gia đình đã tình nguyện hiến đất, đóng góp sức người sức của, con cháu ở xa cũng ủng hộ tinh thần và vật chất…, cho thấy sự đoàn kết của cộng đồng dân cư, các họ tộc.

Ông Phan Ngọc Thọ đánh giá cao những kết quả của làng văn hóa Kế Môn trong hơn 20 năm qua kể từ khi được công nhận làng văn hóa. Trong đó, sự đóng góp của các họ tộc, cộng đồng dân cư là yếu tố cốt lõi. Cùng với sự phát triển của thời đại, cũng phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa làng, văn hóa dân tộc, phát huy sức mạnh của các họ tộc.

Đồng thời, đề nghị UBND huyện Phong Điền chủ động cùng Sở VHTT, Sở TT&TT tquan tâm hỗ trợ để xã Điền Môn kiểm kê, sưu tầm tư liệu và số hóa các thông tin về các lễ hội dân gian truyền thống của làng Kế Môn để gìn giữ, lưu truyền cho muôn đời sau.

Đoàn công tác tặng sách cho thư viện làng văn hóa Kế Môn nhằm góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng

“Hiện nay, tỉnh đã và đang chỉ đạo ngành văn hóa triển khai 3 nội dung quan trọng, gồm: Kiểm đếm, sưu tầm và số hóa các lễ hội văn hóa dân gian, lễ hội cộng đồng truyền thống trên địa bàn; xây dựng cơ sở dữ liệu dòng họ ở tỉnh Thừa Thiên Huế; và hoàn thiện danh mục các làng trên địa bàn toàn tỉnh. Trong năm 2022, sẽ khởi động cả 3 nội dung nói trên. Và để có hiệu quả thì cần có sự hỗ trợ, chung tay của các cộng đồng làng xã, các họ tộc trên toàn tỉnh”- ông Phan Ngọc Thọ cho biết.

Dịp này Đoàn công tác của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và Sở VHTT tỉnh cũng trao tặng nhiều ấn phẩm cho thư viện làng văn hóa Kế Môn nhằm bổ sung nguồn sách, tư liệu phục vụ nhu cầu bạn đọc và lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

S.THÙ

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top