Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Tái hiện các giá trị văn hóa đặc sắc của chợ phiên vùng cao

Chủ Nhật 22/05/2022 | 09:27 GMT+7

VHO- Bộ VHTTDL vừa có Quyết định số 1126/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Lớp tập huấn về xây dựng mô hình, phương pháp bảo tồn Chợ phiên đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Không gian chợ mang đậm sắc màu văn hóa của vùng cao. Ảnh: T.L

Theo đó, từ ngày 24 đến 26.5, Bộ VHTTDL sẽ phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Hòa Bình, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức Lớp tập huấn về xây dựng mô hình, phương pháp bảo tồn Chợ phiên đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Đây là hoạt động nhằm giữ gìn và lan tỏa nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng của đồng bào vùng cao, tăng cường, quảng bá, phát huy hình ảnh Chợ phiên truyền thống nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, nhằm từng bước củng cố, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa Chợ phiên đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số dưới tác động của nền kinh tế thị trường. 

Tham gia lớp tập huấn là 60 học viên là nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản, đồng bào dân tộc thiểu số. Các học viên sẽ được các báo cáo viên là chuyên gia, nhà quản lý trình bày 4 chuyên đề về xây dựng mô hình, phương pháp bảo tồn Chợ phiên đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số từ truyền thống đến hiện tại; Chợ phiên đặc trưng văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trước thách thức của kinh tế thị trường; Phương thức bảo tồn và xây dựng mô hình Chợ phiên đặc trưng của đông bào dân tộc thiểu số.; Thực tế tái hiện ngoài trời về mô hình Chợ phiên của đồng bào vùng cao.

Chợ phiên là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương, có rất nhiều chợ phiên nổi tiếng, để lại dấu ấn sâu sắc với du khách gần xa. Đó chính là nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, nơi hội tụ giá trị tinh thần, là một nét đẹp văn hoá độc đáo mang đặc trưng của các vùng miền. Đến chợ phiên, người dân và du khách có thể đắm chìm trong sắc màu thổ cẩm với những nụ cười hiền hậu, không khí ấm cúng thân thiện như tính cách con người vùng cao. Bà con các dân tộc thiểu số đến với phiên chợ không chỉ mang theo hàng hóa để bán mà còn mang nét đẹp, đặc sắc riêng của dân tộc mình. Đó là những chiếc áo, chiếc váy được thêu tay tinh xảo và những cuộn chỉ nhiều màu săc được chọn lựa tỉ mỉ, ở đó còn có những sản vật địa phương chỉ vùng cao mới có, những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc... 

Để giữ được những nét văn hóa truyền thống của các phiên chợ vùng cao trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại đang là vấn đề cần được sự quan tâm của các cấp, ngành và địa phương tham gia phục dựng, bảo tồn một cách khoa học đáp ứng được nhu cầu phục vụ đời sống, nhưng vẫn giữ được các giá trị văn hóa đặc sắc, tạo thành những mô hình phát triển du lịch hiệu quả thu hút du khách nhằm phát triển kinh tế-xã hội tại các địa phương.

NAM HƯNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top