Tình trạng "cát tặc" trên sông Hương: Có không việc “bảo kê”?

VH- Nạn “cát tặc” hoạt động dọc sông Hương luôn là điểm nóng của mỗi kỳ họp HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế. Dù các cấp địa phương đã liên tục có những chỉ đạo quyết liệt để “dẹp” nhưng sự việc cũng chỉlà “bắt cóc bỏ đĩa”.

Tình trạng

 Nguyên nhân gây sạt lở nghiêm trọng sông Hương đon qua trước mặt Trường Tiểu hc Hương Thọ cuối năm 2017 là do khai thác cát tận diệt

Mùa mưa lũ cuối năm 2017, sông Hương đã bị sạt lở hơn 5,5 km, trong đó có nhiều đoạn ăn sâu vào khu dân cư, đường liên thôn, liên xã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Trong đó, đoạn đường dài qua trước mặt Trường Tiểu học Hương Thọ 1 (xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà) đã bị sạt lở, đổ sập xuống lòng sông Hương làm cho nhiều phụ huynh lo lắng khi con đến lớp. Nhiều người dân đã bất bình vì cho rằng nguyên nhân chính là nạn khai thác cát trái phép thường xuyên trên sông Hương.

Tỉnh cấp phép, ai quản lý?

Không chỉ ở xã Hương Thọ, nhiều điểm thuộc địa bàn xã Thủy Bằng (thị xã Hương Thủy) cũng bị sạt lở nặng, nguyên nhân cũng từ nạn khai thác cát trái phép. Theo quy định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, các thuyền được cấp phép khai thác cát trên sông Hương chỉ được phép khai thác từ 6 giờ đến 17 giờ hằng ngày. Nhưng thực tế, nhiều tàu thuyền lại khai thác trộm cả ban đêm, thường từ 23 giờ đến 3-4 giờ sáng hôm sau và lấn sâu vào hai bên bờ sông để hút trộm cát. Việc truy quét ban đêm của lực lượng chức năng cũng gặp không ít khó khăn, nên vẫn chưa xử lý triệt để.

Tình trạng

Cơ quan công an làm vic và xử lý các chủ thuyền khai thác cát trái phép trên sông Hương vừa bị bắt giữ

Ông Lê Văn Thìn, Chủ tịch UBND xã Thủy Bằng cho biết, nhiều năm qua tình trạng sạt lở bờ sông vì nạn khai thác cát trái phép đã ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân địa phương, đặc biệt ở khu vực thôn Tân Ba. Hiện nay, trên địa bàn xã chỉ có hai mỏ khai thác cát sỏi đã được UBND tỉnh cấp phép đang hoạt động, và các thuyền khác lợi dụng việc các mỏ này khai thác đến hút cát ở khu vực gần đó.

Đoạn sông Hương qua phường Hương Hồ (thị xã Hương Trà), nhiều lần các thuyền lén lút hút trộm cát đã bị người dân phát hiện. Quá bức xúc, nhiều hộ dân đã thuê thuyền chạy ra giữa sông để xua đuổi. Tuy nhiên, đây chỉ là việc làm tức thời chứ không phải là giải pháp lâu dài. Tại khu vực bãi bồi Lương Quán (phường Thủy Biều, TP Huế), hiện cũng có 3 doanh nghiệp được tỉnh cấp phép khai thác với diện tích 6,3 ha. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số hộ dân, việc khai thác đã gây sụt lún nhiều phần diện tích trồng hoa màu của cư dân. Ông Võ Đăng Thái, Phó Chủ tịch UBND phường Thủy Biều cho biết, các doanh nghiệp này đã tiến hành đền bù các phần đất bị ảnh hưởng của cư dân. Tuy nhiên, điều mà chính quyền cũng như nhân dân khu vực này lo ngại là không thể kiểm soát được độ sâu mà doanh nghiệp khai thác. Nếu vượt quá độ sâu cho phép, nền đất pha cát ở khu vực này về sau dễ bị sụt lún. “Phường đã có văn bản kiến nghị đến UBND TP Huế và Sở TNMT về tăng cường giám sát và kiểm tra độ sâu mà các doanh nghiệp đang khai thác. Bởi việc kiểm tra này được thực hiện bằng máy móc, phường không có điều kiện và cơ sở cũng như thẩm quyền để thực hiện”, ông Thái nói.

Tình trạng

 Một thuyền khai thác cát trái phép ban đêm trên sông Hương, đon qua xã Hương Thọ bị lực lượng Cảnh sát đường thủy (Công an Thừa Thiên Huế) bắt giữ

Tại sao không khởi tố mà chỉ phạt hành chính?

Ông Thái cũng cho biết, lợi dụng việc khai thác có phép của các doanh nghiệp, thời gian trước Tết đã có tình trạng xuất hiện một số thuyền khai thác trái phép gần phần rìa mốc giới đã được cấp phép. Thường là các thuyền của cư dân ở phường Kim Long, Vỹ Dạ, xã Phú Mậu (huyện Phú Vang)… Lực lượng chức năng đã nhiều lần truy đuổi và xử phạt. Một cán bộ của phường Thủy Biều cho biết, chính các thuyền hút cát trái phép này là “người nhà” của doanh nghiệp đã được cấp phép, nhưng khi bị phát hiện thì doanh nghiệp giả vờ không biết.

Ông Lê Văn Thìn nói rằng, từ Tết đến nay, lực lượng liên ngành đã liên tục kiểm tra, truy đuổi các thuyền khai thác cát trái phép nên tình hình “có vẻ” lắng dịu hơn trước. “Trước đây, do lực lượng của xã còn mỏng nên việc xử lý “cát tặc” gặp không ít khó khăn. Sau khi có chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, đã có đoàn chức năng liên ngành “trực chiến” 24/24h. Các thuyền khai thác trộm không còn manh động và công khai như trước.

Mới đây, Phòng Cảnh sát đường thủy (Công an tỉnh Thừa Thiên Huế) đã bắt quả tang và xử phạt 4 thuyền khai thác cát sỏi trái phép trên sông Hương, đoạn qua xã Thủy Bằng. Đó là các thuyền của ông Nguyễn Quang, Nguyễn Đình Hùng, bà Nguyễn Thị Tuyết cùng trú tại phường Kim Long (TP Huế) và ôngVõ Văn Kiếm (trú phường Vỹ Dạ, TP Huế).

Không chỉ giao trách nhiệm cho các địa phương trong việc truy quét cát tặc trên sông Hương, UBND tỉnh cũng yêu cầu Công an tỉnh thiết lập, công khai đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về vi phạm trong hoạt động kinh doanh, vận chuyển, tập kết cát sỏi… và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. 

Trong đợt cao điểm đấu tranh với nạn khai thác, vận chuyển cát sỏi lòng sông và bãi bồi trái phép trên địa bàn tỉnh, từ ngày 12.1 đến nay, lực lượng Công an đường thủy đã phát hiện 56 vụ vi phạm trong hoạt động khai thác cát sỏi, bắt 56 đối tượng vi phạm, lập biên bản xử lý với tổng số tiền hơn 220 triệu đồng, tịch thu hơn 200m3 cát, sỏi.


 Thùy An

 

 

 

Ý kiến bạn đọc