Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Những cánh én đầu mùa báo hiệu VHNT phát triển

Thứ Sáu 17/12/2021 | 09:08 GMT+7

VHO- Lâu nay, những câu chuyện về đội ngũ viết văn trẻ luôn dành được sự quan tâm đặc biệt của công chúng, bởi lẽ, một nền văn học muốn phát triển luôn cần có những “cây bút mới” bổ sung vào đội hình, từ đó mang đến hơi thở mới, luồng gió mới cho đời sống văn học

 Toàn cảnh buổi Hội thảo

 Tại Hội thảo Văn học, nghệ thuật với những vấn đề quan trọng, cấp thiết của đất nước hôm nay được Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức mới đây, GS Phong Lê bày tỏ: “Rõ ràng cái vốn căn bản đầu tiên để chúng ta hy vọng và trông đợi ở một thế hệ viết đó là sức trẻ, là tuổi trẻ. Không có một cuộc cách mạng nào trong lịch sử, kể cả cách mạng văn học mà không được thực hiện bởi một lực lượng trẻ”.

La tui tt nht cho vic thc hin các khát vng

Nguyên Viện trưởng Viện Văn học thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cho rằng: “Có thể tìm thấy khát vọng đi tìm cái riêng là ráo riết nhất ở lớp người này. Lớp người nhìn chung ở vào tuổi 20 cho đến trên 30 và dưới 40. Là lứa tuổi có tiềm năng và hoàn cảnh tốt nhất cho việc thực hiện các khát vọng”.

Nhìn vào những giai đoạn phát triển của văn học, nghệ thuật nước nhà, các tác giả trẻ đã làm nên nhiều “mùa màng” bội thu, như mùa văn học 1930- 1945 với tư cách là các “kiện tướng” của phong trào Thơ mới, Văn xuôi lãng mạn và Văn xuôi hiện thực; hoặc mùa 1960- 1975 với tư cách là các nhà văn - chiến sĩ trong công cuộc giải phóng và thống nhất Tổ quốc. Ở cuộc chuyển động lần thứ nhất, thời 1930-1945, hầu hết những người viết đều thực hiện được khát vọng văn chương của mình khi chưa chạm ngưỡng tuổi 30 như: Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính...

Một thế hệ viết sau 1945 cũng đã đến được hoặc đạt đỉnh cao sáng tạo của mình ở lứa tuổi này, như: Quang Dũng, Hoàng Cầm, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Chính Hữu... Tiếp đến là giai đoạn Văn học chống Mỹ cho đến thời Đổi mới với các tên tuổi: Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Đỗ Chu, Lê Lựu, Vũ Quần Phương, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Thiều, Trần Đăng Khoa, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương…

Trở lại hơn 30 năm qua, tính từ sau 1990, nền văn học nước ta dường như chưa thấy được một phong trào, không nói đến cao trào văn chương nổi bật. GS Phong Lê đánh giá: “Những khát vọng sáng tạo đích thực quả thật chưa có dấu ấn rõ rệt, để có thể làm “mới”, chứ không phải gây “lạ” nền văn chương đương đại; để có thể hình thành nên những dấu ấn của khuynh hướng nghệ thuật gồm nhiều phong cách, vốn là yêu cầu và cũng là đặc trưng của một nền văn học mang phẩm chất hiện đại”. Tất nhiên, cũng phải minh định rằng đời sống văn học chúng ta vẫn có sự xuất hiện đều và càng về sau càng nhiều những tên tuổi mới. Trong số đó là một tập hợp người viết trẻ hùng hậu, ai cũng muốn viết đến tận cùng những trải nghiệm và ao ước của mình. Nhưng dường như tất cả họ vẫn chưa hội tụ được thành một đội ngũ, bởi có một tỷ lệ rất nhỏ những người trong số họ là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

GS PHONG LÊ

Cơ chế m rng to cơ hi cho ngưi viết khng đnh mình

Đối với người cầm bút, một tác phẩm ra đời không chỉ là kết quả của tài năng thiên bẩm cá nhân mà còn là sự lao tâm, khổ tứ, sự sáng tạo không ngừng nghỉ với từng con chữ, trăn trở với từng số phận, cuộc đời nhân vật… có như thế tác phẩm mới thành công được. Và cũng cần phải kể đến chưa bao giờ tác giả trẻ có điều kiện để phát huy khả năng văn chương như bây giờ. Cơ chế xuất bản mở rộng tạo ra cơ hội cho người viết trẻ dù đang “chạm ngõ” văn chương cũng có thể khẳng định mình. Như PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhận định: “Phát triển kinh tế sáng tạo, các ngành công nghiệp văn hóa - sáng tạo, văn học, nghệ thuật sáng tạo... đang là xu hướng lớn, thời cơ lớn. Nhiều điều kiện, tiền đề để các ngành văn hóa, văn học, nghệ thuật phát huy tối đa sức sáng tạo, những phương thức biểu đạt mới và hiện đại chưa từng có, những phương tiện quan trọng trong việc truyền bá các sản phẩm văn hóa, các tác phẩm văn học, nghệ thuật”.

Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước luôn đồng hành, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện tốt nhất để đội ngũ văn nghệ sĩ tự do sáng tạo, đặc biệt là các tác giả trẻ để từ đó đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thẩm mỹ ngày càng phong phú, đa dạng của các tầng lớp nhân dân; đồng thời đẩy mạnh quảng bá các giá trị văn học, nghệ thuật ra nước ngoài, góp phần lan tỏa hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Tại Hội thảo lần này, Nhà văn Niê Thanh Mai, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Đắc Lắk chia sẻ, thời gian gần đây, đã có nhiều hoạt động tích cực cả chiều sâu lẫn bề rộng của các cấp, các ngành khuyến khích sự sáng tạo và lòng nhiệt huyết sáng tác của các tác giả, trong đó đặc biệt chú trọng tới các tác giả trẻ như: Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021; Hội nghị lấy ý kiến và đưa ra giải pháp quản lý nhà nước, phát triển văn học nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn học của Bộ VHTTDL; Hội thảo: Văn học, nghệ thuật với những vấn đề quan trọng, cấp thiết của đất nước hôm nay...

Đồng tình với ý kiến của Nhà văn Niê Thanh Mai, nhiều ý kiến của các học giả, nhà nghiên cứu tại Hội thảo đều cho rằng, có thể xem đây là những cánh én đầu mùa, tạo cơ hội để văn học, nghệ thuật nước nhà phát triển trong một giai đoạn mới. Lẽ đương nhiên, khi có sự quan tâm kịp thời thì công chúng yêu văn chương hoàn toàn có thể trông chờ ở những tác phẩm lớn ra đời, những người trẻ cất tiếng khẳng định tên tuổi. Việc phát triển văn học nghệ thuật quan trọng nhất là yếu tố con người và những người trẻ chính là “chìa khóa” để mở cánh cửa phát triển đó! 

 Rõ ràng cái vốn căn bản đầu tiên để chúng ta hy vọng và trông đợi ở một thế hệ viết đó là sức trẻ, là tuổi trẻ. Không có một cuộc cách mạng nào trong lịch sử, kể cả cách mạng văn học mà không được thực hiện bởi một lực lượng trẻ… Có thể tìm thấy khát vọng đi tìm cái riêng là ráo riết nhất ở lớp người này. Lớp người nhìn chung ở vào tuổi 20 cho đến trên 30 và dưới 40. Là lứa tuổi có tiềm năng và hoàn cảnh tốt nhất cho việc thực hiện các khát vọng. (GS PHONG LÊ)

 

 VŨ MNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26272829123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top