Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Nhiều vấn đề đặt ra khi quy hoạch​​​​​​​ danh thắng Ngũ Hành Sơn

Thứ Sáu 05/11/2021 | 10:40 GMT+7

VHO- Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Đồ án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi danh thắng quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn, những vấn đề nổi bật như bảo vệ di tích, di sản trong quá trình trùng tu; điều chỉnh độ cao đỉnh kè sông Cổ Cò, bảo vệ yếu tố dân cư văn hóa vẫn đang được giới nghiên cứu đưa ra bàn luận.

 

Sông Cổ Cò đoạn chảy qua địa phận Ngũ Hành Sơn

 

 Theo hồ sơ phê duyệt, đối với đoạn qua Công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn có chiều dài tuyến kè là 1.413,92m với kết cấu tuyến kè bảo vệ dạng tường bê tông cốt thép đặt trên móng cọc, cao độ đỉnh tường theo quy hoạch là +3,32m, với tổng mức đầu tư hơn 486 tỉ đồng. Sau khi dự án hoàn thành sẽ tận dụng phong cảnh hai bên bờ sông Cổ Cò để khai thác du lịch đường thủy nội địa, thu hút du lịch.

Thế nhưng thiết kế đỉnh kè ban đầu bị đánh giá là quá cao so với lòng sông, không hợp lý và không có tính thẩm mỹ. Tháng 4.2021, lãnh đạo TP Đà Nẵng, Sở VHTT, lãnh đạo quận Ngũ Hành Sơn, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng đã họp lấy ý kiến để lựa chọn cao trình đỉnh kè phù hợp, qua đó đi đến thống nhất hạ độ cao, tạo cảnh quan mềm mại, hợp lý. Sau đó BQL dự án đã có điều chỉnh độ cao đỉnh kè, tuy nhiên vừa qua khi đưa đồ án ra phản biện, một số nhà nghiên cứu cho rằng độ cao của đỉnh kè hiện tại vẫn chưa hợp lý nên đề nghị phải được điều chỉnh thấp hơn. Ông Bùi Văn Tiếng, Chủ nhiệm HĐTV VH-XH cho rằng, sông Cổ Cò có địa điểm, vị trí quan trọng của danh thắng di tích Ngũ Hành Sơn nên khi triển khai quy hoạch cần có cách ứng xử hợp tình, hợp lý, tránh xâm phạm quá nhiều đến hình hài tự nhiên và tính chất khu dân cư làng mạc tại địa phận này.

“Quy hoạch cần xem sông Cổ Cò là “mặt tiền”, hướng chủ đạo của danh thắng quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn, do vậy phải hết sức chú ý giám sát đối với công trình kè cứng hữu ngạn sông Cổ Cò đang tiến hành những cọc bê tông dài khoảng 10m, nếu đã xem sông Cổ Cò là “mặt tiền” thì không nên kè cứng hoặc kè cao. Cao độ đỉnh tường trước là +3,32m hiện nay đã điều chỉnh còn +2m cho thấy vẫn còn cao, và hạn chế theo dạng đường thẳng đứng. Quy hoạch dựa trên nguyên tắc giữ gìn, bảo tồn xung quanh khu vực di sản, nên đề nghị điều chỉnh hạ độ cao đỉnh kè cao hơn so với cao độ đường bê tông hiện trạng khoảng 0,3m”, ông Tiếng nêu ý kiến. Ông Huỳnh Vạn Thắng, Chủ tịch Hội Làm vườn TP Đà Nẵng cho rằng cao trình đỉnh kè chỉ cần +1,00m, giữ nguyên cao trình đường ven sông hiện tại đoạn đầu từ Núi Ghềnh đến chùa Quán Thế Âm là +1,50m và đoạn tiếp theo là +2,00 đến +2,50m.

“Do bề ngang từ mép sông đến Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn rất hẹp nên đề nghị tuyến kè đoạn này được phép dịch chuyển về phía sông, đề nghị giảm bề rộng để tăng mỹ quan bờ sông, đồng thời mở rộng tuyến đường ven sông từ 3,0m lên thành 5,5m bằng bê tông, có lề đường”. Các nhà nghiên cứu khác cũng đề xuất sử dụng giải pháp thiết kế kè mềm, phủ thảm thực vật trên taluy kè, quản lý quy hoạch, kiến trúc phù hợp hơn đối với khu dân cư liên quan đến nghề truyền thống, đối với phần móng kè phải được thiết kế và thi công đảm bảo khả năng chịu lực; nên xem xét mở rộng thêm ranh giới nghiên cứu quy hoạch nhằm gắn kết cảnh quan ven sông với cảnh quan chung của danh thắng Ngũ Hành Sơn...

Theo chủ trương của TP Đà Nẵng, trong hơn 10 năm trở lại đây các công trình trong khu vực danh thắng không được cấp phép xây dựng mới, phần lớn đều ở trong tình trạng xuống cấp, đặc biệt là nhà cổ. Dự án “nằm im” 12 năm nay khiến cho đời sống người dân trong vùng quy hoạch gặp nhiều khó khăn. Người dân Ngũ Hành Sơn nhiều lần bày tỏ nguyện vọng Công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn sớm được triển khai để thành phố có quyết sách hỗ trợ cho người dân. Theo ông Mai Hùng (người dân trong vùng quy hoạch dự án), dù danh thắng Ngũ Hành Sơn đã được công nhận là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia đặc biệt đã lâu nhưng tình hình đối với người dân vẫn không “sáng sủa” hơn chút nào, mong dự án công viên sớm được triển khai, thành phố cho xây dựng khu vực chuyên doanh mỹ nghệ đón khách du lịch, để vừa quảng bá sản phẩm vừa tạo điều kiện cho bà con làm ăn, phát triển kinh tế.

“Dự án công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn đã được thành phố phê duyệt hơn 12 năm, trong lúc chưa có nhà đầu tư thành phố đã giải tỏa đền bù một số khu vực cần thiết như quanh núi Mộc Sơn, Tiên Sơn, phía Bắc đường Huyền Trân Công Chúa... Trong khi chờ đợi triển khai dự án, hơn 1.500 hộ dân tại khu vực này đã bị ảnh hưởng rất lớn bởi không thể tách khẩu, không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất và không có giấy phép xây dựng, nhà cửa xuống cấp không được sửa chữa, đối với những hộ đã được di dời giải tỏa đến nơi khác thì cuộc sống bị đảo lộn, không ổn định sinh nhai. Lãnh đạo thành phố cần quan tâm đời sống người dân, lấy lợi ích của người dân làm trọng tâm, đời sống của người dân ở nơi mới phải bằng hoặc hơn nơi ở cũ chứ không thể khổ hơn, kém hơn, đừng để dân bị thiệt thòi”, ông Mai Hùng nói. 

NGỌC HÀ

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top