Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

WHO cấp phép vắcxin ngừa Covid-19 của Ấn Độ

Thứ Năm 04/11/2021 | 10:01 GMT+7

VHO- Tổ chức Y tế Thế giới cuối ngày 3.11 đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vắcxin Covaxin, vắcxin ngừa Covid-19 do công ty Bharat Biotech của Ấn Độ sản xuất.


Như vậy, Covaxin đã trở thành vắcxin thứ 8 đượcWHO chấp thuận sau AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, Sinopharm và Sinovac. TS. Mariangela Simao, Trợ lý Tổng Giám đốc của WHO cho biết: “Danh sách sử dụng khẩn cấp mới này sẽ là cơ sở để các quốc gia tiếp cận thêm với sự sẵn có của các loại vắcxin, công cụ hiệu quả nhất mà chúng ta có để chấm dứt đại dịch.

Covaxin vốn được Bharat Biotech hợp tác với Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (cơ quan nghiên cứu cao nhất của Chính phủ) phát triển. Vắcxin sử dụng công nghệ virus bất hoạt truyền thống để tăng cường phản ứng miễn dịch trong cơ thể. Giống đa phần các loại vắcxin khác, người tiêm Covaxin cần được tiêm đủ 2 liều. 

Theo WHO, vắcxin của Ấn Độ có hiệu quả 78% trong việc ngăn ngừa các ca mắc Covid-19 diễn biến nặng. Covaxin cũng “cực kỳ thích hợp” với các nước nghèo do yêu cầu bảo quản dễ dàng hơn nhiều. Cụ thể thay vì phải bảo quản dưới 0 độ C như các loại vắcxin công nghệ mRNA của Pfizer và Moderna, vắcxin này có thể bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 độ C.

Tuy nhiên, hiện nhóm chuyên gia chưa có đủ dữ liệu để kết luận về tính an toàn của Covaxin đối với phụ nữ mang thai. Các nhà khoa học hiện đang lên kế hoạch nghiên cứu về tính an toàn, hiệu quả của vắcxin đối với đối tượng trên.

Trước đó vào tháng 1, Cơ quan Quản lý Dược phẩm Ấn Độ đã cho phép tiêm Covaxin rộng rãi trên toàn Ấn Độ sau khi quy trình thử nghiệm kết thúc. Thời điểm đó, nhiều chuyên gia lo ngại vắcxin này được cơ quan quản lý của đất nước cấp phép “vội vã”.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sau đó đã hoàn thành mũi tiêm thứ 2 vắcxin Covaxin vào tháng 3. Đến giữa tháng 10, hơn 110 triệu mũi vắcxin đã được tiêm khiến Covaxin trở thành vắcxin được sử dụng nhiều thứ 2 ở Ấn Độ.

Bharat Biotech cho hay một số quốc gia như Brazil, Philippines, Iran và Mexico cũng đã “bật đèn xanh” cho vắcxin của họ. Trước khi Ấn Độ tạm dừng xuất khẩu vắcxin để tập trung tiêm chủng trong nước do tình hình dịch diễn biến phức tạp, vắcxin do Brahat Biotech sản xuất đã từng được gửi tới Myanmar, Paraguay và Zimbabwe dưới dạng tài trợ. Mauritius và Iran cũng nhận được các lô vắcxin tương tự dưới dạng thỏa thuận thương mại.

Với sự cấp phép sử dụng khẩn cấp vắcxin Covaxin, hàng triệu người Ấn Độ được chủng ngừa bằng vắcxin này sẽ được phép đi du lịch quốc tế bởi các quốc gia công nhận vắcxin do WHO cấp phép bao gồm Anh, Liên minh Châu Âu và Canada

ĐÌNH TOÁN (Theo AP)

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top