Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Làm thế nào để có giấc ngủ khoa học?

Chủ Nhật 19/09/2021 | 11:03 GMT+7

VHO- Một giấc ngủ ngon có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, nhất là sau những giờ làm việc vất vả. Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, nhiều yếu tố xuất hiện đã chi phối, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ con người.

Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp cải thiện sức khỏe đáng kể (Ảnh: Help Guide)

Vì vậy, nhà Tâm lý học John Duffy (Mỹ) đã có bài viết trên trang CNN để hướng dẫn làm thế nào để có một giấc ngủ hoàn hảo, cải thiện sức khỏe tinh thần.

Giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần

Theo nhà Tâm lý học, bác sĩ John Duff, áp lực công việc đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến chất lượng giấc ngủ không được như mong đợi: “Gần đây, tôi đã thăm khám cho một thanh niên 25 tuổi đang gặp khó khăn trong công việc. Anh ấy gặp khó khăn trong suy nghĩ và mối quan hệ với bạn gái cũng vì thế mà gần như kết thúc. Được các bác sĩ trước đó chẩn đoán mắc chứng trầm cảm và rối loạn lo âu, anh ấy đã thử nhiều loại thuốc nhưng không có tác dụng”.

Sau đó, bác sĩ John đã hỏi về giấc ngủ và được biết, thói quen ngủ “khủng khiếp” của anh ấy là nguyên nhân dẫn đến việc sức khỏe sa sút. “Mỗi đêm anh ấy chỉ ngủ từ 4-6 tiếng và thường thức đến 2, 3 giờ sáng để lướt mạng xã hội hoặc say sưa với các chương trình truyền hình như một công cụ giải trí. Anh cố gắng ngủ bù vào cuối tuần nhưng đôi khi tỉnh dậy còn cảm thấy mệt mỏi hơn”, nhà Tâm lý học John Duff nói.

Các thói quen xấu khi ngủ của thanh niên 25 tuổi được thiết lập từ thời thơ ấu và tiếp tục kéo dài cho đến khi trưởng thành. Khi đội ngũ của John Duff dần thay đổi thói quen khi ngủ của anh ấy, các triệu chứng bắt đầu giảm bớt. Trong vòng 2 tháng, anh gần như không còn bị trầm cảm hay lo lắng thái quá.

Dùng điện thoại vào ban đêm là một trong những nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ (Ảnh: TL)

Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy giấc ngủ có tương quan chặt chẽ với cảm xúc của con người. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, người lớn được khuyến nghị nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm nhưng có tới 1/3 số người trên thế giới không đạt được điều này. Giấc ngủ kém là lý do gây ra căng thẳng thần kinh, trầm cảm và giảm khả năng tập trung.

Ngủ không đủ cũng khiến sức khỏe tinh thần sa sút nhanh chóng. Trên thực tế, thanh niên có thói quen ngủ không đều trong tuần có thể gặp phải tình trạng “trễ nhịp xã hội” và khiến họ tụt hậu cả về hiệu suất công việc, khả năng kết nối với những người khác. Điều này không chỉ làm giảm giảm hiệu suất học tập mà còn ảnh hưởng đến việc thường xuyên đi trễ, sẵn sàng học hỏi…

Cuối cùng, cũng vì chất lượng giấc ngủ không đủ mà các thành viên trong gia đình thường xuyên có những buổi tối hỗn loạn với nhiều công việc cần làm. Sự căng thẳng đã tạo ra những cuộc xung đột kéo dài tới tận đêm khuya. Các loại thiết bị thông minh dường như cũng đang góp phần vào “sự bận rộn” của con người khiến họ khó đi ngủ đúng giờ.

Tạo lập thói quen ngủ khoa học

Cũng theo nhà Tâm lý học, bác sĩ John Duff, nhiều bệnh nhân của ông đã kết thúc ngày dài của họ bằng cách nằm trên giường và nhìn hàng tiếng đồng hồ vào màn hình điện thoại hay màn hình khác để lướt mạng xã hội, xem video… Trong những năm qua, chứng nghiện điện thoại thông minh đã trở thành rào cản phổ biến trong các phương pháp trị liệu.

Thể thao thường xuyên sẽ giúp con người có giấc ngủ tốt hơn (Ảnh: Canvas Image)

“Nghiên cứu gần đây về sinh viên đại học được công bố trên tạp chí Frontiers in Psychiatry nhận định, nghiện điện thoại thông minh có thể gây ra chứng khó ngủ, đặc biệt là khi sử dụng chúng muộn hơn vào ban đêm. Đó là vì sao tôi khuyến khích bệnh nhân của mình đọc một cuốn sách, tập thiền hoặc nghe một bản nhạc êm dịu trước khi đi ngủ thay vì dùng một chiếc điện thoại thông minh. Biện pháp này áp dụng ngay cả đối với trẻ em. Chúng ta cũng có thể tạo ra một không gian thư thái trong gia đình trước khi đi ngủ bằng các cùng nhau xem một bộ phim nhẹ nhàng, giảm độ sáng của đèn…”, bác sĩ John Duff nói thêm.

Bên cạnh đó, một giải pháp khác được các bác sĩ đưa ra giúp giấc ngủ tốt hơn là trong một hộ gia đình, các thành viên hãy cùng nhau hỗ trợ để tạo ra giấc ngủ ngon cho những người còn lại. Nếu bạn muốn thấy con cái hoặc vợ/chồng của mình ngủ ngon hơn, hãy đặt giờ đi ngủ rõ ràng cho họ và chính bạn. Việc thức giấc cũng làm tương tự như vậy. Sự nhất quán về thói quen sinh hoạt gia đình sẽ giúp mọi người hình thành thói quen ngủ lành mạnh và dễ dàng. Mặc dù sẽ khá mất thời gian để xây dựng thói quen nhưng các bác sĩ khuyên hãy kiên trì.

Đặc biệt, phương pháp hiệu quả nhất để cải thiện giấc ngủ là tập thể dục thường xuyên vào ban ngày. Báo cáo khảo sát của National Sleep Foundation đã chỉ ra rằng, những người tập thể dục thường xuyên có giấc ngủ chất lượng cao gấp đôi so với những người không tập. Giấc ngủ cũng sẽ đến nhanh chóng hơn với những người tập thể thao hằng ngày.

ĐÌNH TOÁN (Theo CNN)

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top