Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

K-pop lao đao vì Trung Quốc siết chặt quy định quản lý

Thứ Bảy 18/09/2021 | 18:08 GMT+7

VHO- Quay trở lại đầu những năm 2010, Trung Quốc được coi là thị trường “màu mỡ” chưa được khai thác với ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc. Rất nhiều ca sĩ đã bội thu bạc tỉ nhờ vào lượng người hâm mộ đông đảo ở đó. Ngay cả những ngôi sao K-pop mới nổi cũng dễ dàng trong việc thâm nhập thị trường.

Nhiều ngôi sao K-pop gạp khó khăn trước trong hoạt động quy định mới từ giới chức Trung Quốc (Ảnh: SM Entertainment)

Tuy nhiên, tất cả những điều này đã nhanh chóng biến mất vào năm 2016, khi Seoul triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Khu vực tầm cao giai đoạn cuối của Mỹ (THAAD) trên đất liền bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh

Bị coi là “khách không mời mà đến”

Cũng kể từ đó, các ca sĩ Hàn Quốc đã bị cấm biểu diễn tại Trung Quốc. Các hãng nhạc K-pop cũng mất đi một trong những thị trường lớn nhất chiếm tới 20% tổng doanh thu năm 2016, Kiwoom Securities.

Chưa dừng lại ở đó, gần đây, các công ty này tiếp tục phải đối mặt với thách thức khác khi chính quyền Trung Quốc tăng cường công tác chấn chỉnh lĩnh vực giải trí. Các ngôi sao xứ Hàn là một trong những mục tiêu bị hướng đến.

Đầu tháng này, mạng xã hội Weibo của Trung Quốc đã áp lệnh tạm ngừng 60 ngày đối với tài khoản hâm mộ của Jimin, thành viên nhóm nhạc nổi tiếng BTS. Nguyên nhân là vì người hâm mộ thông báo đã quyên góp được khoảng 350.000 USD để tổ chức sinh nhật cho nam ca sĩ. Sau khi thông tin được lan truyền, Weibo đã cấm tài khoản hoạt động vì liên quan đến việc “gây quỹ bất hợp pháp”. Ngoài ra, 20 tài khoản người hâm mộ K-pop khác cũng bị khóa tới 1 tháng vì “hành vi tôn thờ ngôi sao một cách phi lý”.

Lệnh cấm được đưa ra vài ngày sau khi Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) đưa ra một tuyên bố vào ngày 27. 8 cho biết, họ sẽ bắt đầu thực hiện các biện pháp kiên quyết để xử lý "các fandom hỗn loại”. Theo thông cáo, Chính phủ Trung Quốc không chỉ cấm các fandom quyên tiền ủng hộ các ngôi sao của họ mà còn cấm tất cả người hâm mộ tranh cãi hoặc chửi bới trên mạng.

Đòn giáng vào công nghiệp giải trí xứ Hàn

Thực tế, Trung Quốc thậm chí còn cấm người hâm mộ mua nhiều hơn 1 bản sao album vật lý của các nghệ sĩ Hàn Quốc. Điều này đã khiến doanh số bán alum K-pop sụt giảm. Nhưng nhiều người trong ngành giải trí tin rằng, điều này không phải là vấn đề quá lớn khi nhiều công ty giải trí tập trung cho nhu cầu của 2 thị trường lớn hơn là Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Theo công ty theo dõi danh số bán album nhạc Hàn Quốc Gaon, vẫn sẽ có khoảng 50 triệu CD được bán ra trên khắp thế giới trong năm nay. Đây vẫn sẽ là nguồn thu khổng lồ cho các hãng bất chấp doanh số bán hàng ở trung Quốc giảm từ 1 -  2 triệu bản do lệnh cấm.

Sau xung đột THAAD, các thương hiệu Hàn Quốc đã giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc bằng cách cố gắng đa dạng hóa danh mục đầu tư. Dẫu vậy, một số chuyên gia vẫn nhận định lệnh cấm của Trung Quốc sẽ tạo ra rào cản khó có thể vượt qua.

“Một đĩa nhạc không chỉ có giá trị là tổng hợp một bài hát. Đó là công cụ quan trọng để quảng bá hình ảnh nghệ sĩ ở Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh các nền tảng truyền thông xã hội phổ biến như Youtube, Facebook không được sử dụng tự do tại đây. Lâu nay, ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc đã phải theo dõi tình hình chính trị để tính toán các bước đi tiếp theo. Nhưng điều đó không có nghĩa là phải chuyển mình chỉ để phù hợp thị hiếu khán giả một nước. Thay vào đó, các công ty cần tập trung vào thị trường khác nhau như Đông Nam Á, Mỹ và châu Âu…”, Lee Gyu-tag, Giáo sư Nhân chủng học văn hóa tại Đại học George Mason Hàn Quốc cho biết.

Bên cạnh đó, GS.Lim Dae-geun thuộc Trường Đại học Hội tụ Ingenium tại Đại học Nghiên cứu nước ngoài Hankuk, chuyên gia nghiên cứu văn hóa Trung Quốc nhận định: “Thật không may là Hàn Quốc cùng K-pop nói chung chưa thể làm được gì bây giờ. Hai nước cần nhiều nền tảng hơn để cùng thảo luận về các vấn đề văn hóa. Sao cho đôi bên cùng có lợi. Thành thật mà nói, truyền bá về K-pop tại Trung Quốc đem lại lợi ích về văn hóa, kinh tế cho Hàn Quốc. Vì vậy, Seoul phải suy ngẫm về những gì âm nhạc Hàn Quốc có thể mang lại cho Bắc Kinh”.

ĐÌNH TOÁN (Theo Korea Times)

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top