Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Nhà cổ Hội An:​​​​​​​ Thuê không ai hỏi, bán không ai mua

Thứ Tư 08/09/2021 | 09:48 GMT+7

VHO- Dịch Covid-19 kéo dài trong hai năm liên tiếp khiến hầu hết cơ sở kinh doanh dịch vụ trong khu vực phố cổ Hội An (Quảng Nam) phải đóng cửa, trả lại mặt bằng. Cùng với đó, nhiều chủ nhân nhà cổ đã phải treo biển cho thuê hoặc rao bán nhà nhưng cũng không có ai thuê, hỏi mua.

 Nhiều ngôi nhà trong khu phố cổ Hội An phải treo bảng cho thuê, hoặc rao bán

 Đến thời điểm này, dù có hay không có lệnh thực hiện giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19 thì hầu hết các hàng quán, nhà hàng, cửa hàng bán đồ lưu niệm, các shop vải,… ở khu phố cổ Hội An đều đã đóng cửa nghỉ kinh doanh, sang nhượng lại vì ế ẩm, không có khách tham quan, mua sắm. Ông Trần Tấn Ng., chủ ngôi nhà cổ 2 tầng số 87 đường Trần Phú cho biết ngôi nhà cổ của ông bà để lại được gia đình mở quán ăn hàng chục năm nay, nhờ khách du lịch đông nên doanh thu ổn định. Nhưng từ năm 2020 đến nay, dịch bệnh dai dẳng, khách du lịch vắng bóng, nhà hàng phải đóng cửa suốt. Đến nay, sau khi bàn bạc, gia đình quyết định rao bán ngôi nhà với giá khoảng 40 tỉ đồng để xoay xở công việc khác. Nhưng dù đã rao bán nhiều tháng nhưng vẫn không có ai hỏi mua.

Nhiều ngôi nhà cổ khác trên các tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, Bạch Đằng, Trần Phú, Nguyễn Thái Học,… cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, đã treo bảng rao bán với giá hàng chục tỉ đồng. Nhiều ngôi nhà cổ 2 tầng ở vị trí đắc địa, mở bất kỳ loại hình kinh doanh nào cũng đông khách, hoặc có thể cho thuê với giá 100-200 triệu đồng/tháng, lúc nào cũng có người sẵn sàng hỏi thuê, nhưng thời điểm này cũng đành phải rao bán. Có nhiều nhà chủ nhân là người Hội An nhưng dọn ra ở ngoại ô, để nhà cho thuê nay người thuê trả lại, có trường hợp người nơi khác mua lại nhà cổ, đem cho thuê lại, nay người thuê trả lại mặt bằng. Giá rao bán cũng thấp hơn so với trước đây nhưng hầu như không có lấy một người hỏi mua.

Chị M., chủ nhân ngôi nhà cổ số 182 Trần Phú, gần khu vực di tích Chùa Cầu cho biết đã phải dán bảng thông báo cho thuê nhà từ hơn hai tháng qua nhưng hiếm hoi lắm mới có người gọi điện để hỏi thông tin. Chị cho biết, ngôi nhà cổ trong phố này đã được cho thuê gần 10 năm nay, còn gia đình chị ra khu vực ngoại ô thành phố mua đất làm nhà sinh sống. Ngôi nhà nằm ở vị trí trung tâm, vài năm nay được cho thuê mở shop bán đồ lưu niệm với giá hơn 100 triệu đồng/tháng. “Tuy nhiên sau hơn một năm bán buôn cầm chừng, ế ẩm, liên tục đóng cửa vì dịch Covid-19, người thuê không cầm cự nổi nên đã trả lại mặt bằng. Chúng tôi treo bảng cho thuê, thậm chí giá thuê chỉ còn phân nửa so với trước, nhưng gần 2 tháng treo bảng đến nay không ai hỏi thuê mướn”, chị M. kể.

Tại khu vực ngã ba Trần Phú - Châu Thượng Văn, khi liên lạc với số điện thoại trên tấm bảng cho thuê dán trước ngôi nhà, chị H., người trông coi ngôi nhà này cho biết, tuy đã treo bảng cho thuê hơn một năm nhưng không ai hỏi han gì. Thời điểm dịch bệnh như thế này, chắc không ai thuê vì không có khách du lịch thì mở ra bán mua cho ai. Ông Phan Xuân Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên gần như 100% nhà hàng, quầy lưu niệm ở Hội An đã phải đóng cửa vì không có khách. Bây giờ, mọi người chỉ hy vọng người dân ở những điểm du lịch như phố cổ Hội An sớm được tiêm vắcxin để sẵn sàng đón khách tham quan trở lại.

Việc các di tích (nhà ở) do chủ di tích tự kinh doanh hoặc cho thuê kinh doanh đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong đó nhiều nhà ở đóng cửa, không có người sinh hoạt, trông nom cả ban ngày và ban đêm nên nguy cơ xảy ra cháy nổ tại các di tích là rất lớn, nhất là trong tình trạng nắng nóng kéo dài như hiện nay. Nhận thức được nguy cơ ấy, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An cho biết đơn vị đã có Công văn gửi UBND các phường ở khu vực trung tâm về việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ tại các di tích trong Khu phố cổ. Đồng thời phối hợp với các địa phương đẩy mạnh kiểm tra, nhắc nhở các chủ di tích chủ động trong việc phòng chống cháy nổ, bảo vệ an toàn về người và di tích. Đối với các chủ di tích, cần quan tâm giám sát, quản lý tốt các nguồn nhiệt có khả năng gây cháy nổ; kiểm tra sự an toàn của các hệ thống điện, ngắt các thiết bị điện khi không sử dụng, sắp xếp hàng hóa kinh doanh gọn gàng, đồng thời phải bố trí người trông coi, đặc biệt là ban đêm để công tác phòng, chống cháy nổ kịp thời và hiệu quả. 

 KHÁNH CHI

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top