Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Khi nghệ sĩ “còng lưng” nuôi nghề...

Thứ Hai 06/09/2021 | 09:55 GMT+7

VHO- Sau khi Văn Hóa có bài Không vì một vài cái tên mà phủ nhận cả chính sách (số 3614, ra ngày 3.9), Tòa soạn đã nhận được ý kiến của đạo diễn, NSND Trần Bình về vấn đề này như một tiếng nói góp thêm vào câu chuyện về đời sống của giới nghệ sĩ…

 Đạo diễn, NSND Trần Bình

 Đừng nhìn một số nghệ sĩ trong showbiz Việt “check-in” với nhà đẹp, xe sang, đồ hiệu… mà nghĩ rằng tất cả những người làm nghệ thuật đều giàu có, dư dả. Câu chuyện về một số trường hợp nghệ sĩ thuộc Sở VH&TT Hà Nội quản lý được cho là “nhà có điều kiện” lại nằm trong danh sách nhận trợ cấp khó khăn theo Nghị quyết 68 của Chính phủ đã và đang làm nóng dư luận xã hội những ngày qua…

Đừng thy đỏ mà tưởng chín

Bản thân những người làm nghệ thuật chúng tôi thấy mình cần có nghĩa vụ nói ra sự thật, đó là phần đông nghệ sĩ, diễn viên không hề giàu có, thậm chí nhiều người đang rất khó khăn, không chỉ bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Là một người gắn bó cả đời với nghệ thuật, tôi xin khẳng định việc hỗ trợ cho những diễn viên nhận lương hạng IV, mức thấp nhất trong các đơn vị nghệ thuật, một trong 12 nhóm đối tượng bị ảnh hưởng sâu do tác động của dịch Covid-19 là hoàn toàn chính xác và cần thiết. Khi dịch Covid-19 bùng phát, văn hóa nghệ thuật phải dừng đầu tiên và sẽ phục hồi cuối cùng. Suốt một thời gian dài, diễn viên ở các loại hình nghệ thuật không có việc làm. Quan tâm tới các văn nghệ sĩ gặp khó khăn cũng là một cách thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng trong việc không bỏ ai lại phía sau vào giai đoạn này. Tôi có đọc giải trình của một số lãnh đạo đơn vị nghệ thuật nói họ làm theo văn bản quy định đối tượng được hỗ trợ là nghệ sĩ hạng IV, và lấy làm lạ rằng, chẳng lẽ họ không biết “quân” của mình ai là người đang gặp khó khăn?

Tuy nhiên, tôi muốn đề cập tới một góc độ khác vì câu chuyện này đã tạo nên luồng dư luận nhiều chiều, khiến bản thân một số người làm nghệ thuật… thành ra có lỗi. Thế giới showbiz luôn hào nhoáng đến mức không ít người đã sử dụng phương thức “lấy tài sản, vật chất” để tạo vị thế cho mình. Công chúng không lạ gì chuyện “ngôi sao” này khoe cơ ngơi triệu đô, diễn viên kia khoe bộ sưu tập túi hàng hiệu, kim cương, xế hộp tiền tỉ… Phải chăng cái sự “khoe giàu” ấy đã khiến người ta mặc định rằng, đã làm nghệ thuật tức là… tỉ phú. Đó là lý do dư luận “dậy sóng” khi một bộ phận nghệ sĩ nhận mức lương diễn viên hạng IV có tên trong danh sách nhận hỗ trợ.

Nhưng xin thưa “đừng thấy đỏ mà tưởng chín”, những nghệ sĩ “nhà có điều kiện” chỉ là con số cực kỳ nhỏ so với hàng chục nghìn nghệ sĩ ở hàng trăm đơn vị nghệ thuật công lập và xã hội hoá đang ngày ngày phải vật lộn với bài toán mưu sinh và nỗi lo “cơm áo gạo tiền”. Covid là một cú “knock-out” khiến cho hàng loạt sân khấu phá sản và rất nhiều nghệ sĩ phải bỏ nghề.

Vì sao những nghệ sĩ trẻ nổi tiếng “ăn khách” trên sóng truyền hình như Hồng Đăng, Ngọc Quỳnh, Thanh Hương… lại nhận mức lương thấp nhất tại đơn vị họ công tác chính thức, tới độ phải đưa vào diện hỗ trợ? Điều này cũng dễ hiểu vì việc trả lương nhà nước là theo ngạch bậc chứ không xét đến tài năng và hiệu quả lao động sáng tạo. Đó là lý do rất nhiều các diễn viên trẻ ở các loại hình nghệ thuật như tuồng, chèo, cải lương, xiếc khi ra trường với tấm bằng tốt nghiệp trung cấp được nhận mức lương thấp đến… không tưởng, chỉ với vài ba triệu đồng mỗi tháng, thử hỏi làm sao họ không kêu khó, kêu khổ?

 Nghệ sĩ vượt khó làm nghệ thuật phục vụ chính trị trong thời điểm dịch bệnh (Ảnh: Chương trình “Những mùa thu lịch sử” do đạo diễn, NSND Trần Bình dàn dựng cho Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam) Ảnh: LÊ THỦY

Đã từng tham gia lãnh đạo một nhà hát, tôi vô cùng chia sẻ với tâm trạng hiện nay của lãnh đạo các đơn vị nghệ thuật. Dịch bệnh kéo dài suốt hai năm qua đã khiến nhiều nghệ sĩ trẻ phải từ bỏ tình yêu và đam mê nghệ thuật để đổi sang nghề khác có "tiền tươi thóc thật" nuôi sống bản thân và gia đình. Được biết, Nghị định về chế độ thù lao và điều chỉnh nhiều khoản trong các Nghị định khác về chế độ hợp đồng lao động, tuổi nghỉ hưu, bậc lương, phụ cấp ngành nghề độc hại… đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn sẽ được hoàn thiện vào cuối năm 2021 đầu năm 2022. Dù vậy, các cơ chế, chính sách không thể thay đổi trong ngày một ngày hai, chính vì thế nhà nước hỗ trợ cho các nghệ sĩ hạng IV là giải pháp rất kịp thời.

Cn thu hiu nhng cng hiến ca người làm ngh thut

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ VHTTDL xây dựng Kế hoạch tổ chức các chương trình nghệ thuật đặc sắc nhằm cổ vũ, nâng cao sức mạnh tinh thần nhân dân vượt qua đại dịch Covid-19. Tôi có may mắn được tham gia dàn dựng trong chương trình Những mùa thu lịch sử cho Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam nhân kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2.9. Chương trình được ghi hình và phát sóng trên VTV1, với sự tham gia của 150 nghệ sĩ, diễn viên và chúng tôi phải bố trí cho việc tập luyện theo từng nhóm nhạc, nhóm múa, nhóm ca để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Chứng kiến cảnh nghệ sĩ vượt khó để làm nghệ thuật phục vụ chính trị trong thời điểm này mới thấu hiểu những cống hiến của người làm nghệ thuật chân chính.

Nhìn trên thực tế, tôi cho rằng một số tờ báo mạng đã góp phần “tô son, điểm phấn” chạy theo thị hiếu khoe của đang tràn lan trong showbiz Việt. Vô hình trung, truyền thông đã xây dựng nên một thế giới phù phiếm về giới nghệ sĩ trong mắt công chúng và khiến họ cứ phải gồng mình lên để chạy theo những thứ vật chất hào nhoáng bên ngoài mỗi khi xuất hiện.

Tôi mong công luận và công chúng hãy chia sẻ và thấu hiểu hơn cho những người đang làm công tác văn hóa nghệ thuật. Hãy cùng góp sức để lan tỏa nhiều hơn nữa tinh thần vượt khó của giới văn nghệ sĩ. Mặc dù ngành nghệ thuật biểu diễn bị tê liệt không thể hoạt động, nhưng khi cả đất nước cùng “gồng mình” chống dịch, nghệ sĩ cả nước đã không đứng ngoài cuộc, họ chính là những hạt nhân tiêu biểu để truyền tải những thông điệp tốt đẹp, nhân văn và mang lại hiệu ứng tích cực cho cộng đồng. 

 Nghệ sĩ thuộc các đơn vị nghệ thuật công lập nhận lương theo ngạch bậc, đó là lý do rất nhiều diễn viên trẻ ở các loại hình nghệ thuật như tuồng, chèo, cải lương, xiếc khi ra trường được nhận mức lương thấp đến… không tưởng, chỉ với vài ba triệu đồng mỗi tháng, thử hỏi làm sao họ không kêu khó, kêu khổ?

 Đạo din, NSND TRN BÌNH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top