Cử tri kiến nghị sớm trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia mộ Đào Tấn

VHO- Kể từ ngày trùng tu, sửa chữa dựa trên nguyên bản và được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào năm 1998, Di tích lịch sử quốc gia mộ Đào Tấn (tọa lạc trên núi Huỳnh Mai, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) đã xuống cấp trầm trọng.

Cử tri kiến nghị sớm trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia mộ Đào Tấn - Anh 1

 Nhiều hạng mục di tích lịch sử quốc gia mộ Đào Tấn đã xuống cấp nghiêm trọng

Theo hồ sơ di tích, Đào Tấn (1845-1907), hiện thân là một nhà thơ, nhà soạn tuồng, một nghệ sĩ xuất sắc của cuối thế kỷ XIX và được người đời suy tôn là bậc hậu tổ của nghệ thuật Tuồng (hát Bội). Ông sinh tại thôn Vinh Thạnh, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước (Bình Định). Không những là người có công lao đối với nghệ thuật sân khấu của đất nước, Đào Tấn còn là người có công với làng với nước. Ông được nhân dân làng Vinh Thạnh tôn thờ là Thành hoàng của làng.

MộĐào Tấn đã được xếp hạng Di tích lịch sửcấp quốc gia và được trùng tu, sửa chữa dựa trên nguyên bản. Trong khoanh vùng khu vực bảo vệ di tích 1 và 2, mộ Đào Tấn có diện tích 16.000m2. Tuy nhiên, hiện nay mộđã xuống cấp, nhiều bậc tam cấp bong tróc, phần mộđãphai lớp sơn… Từ thực tế nói trên, mới đây cử tri xã Phước Lộc đề nghị UBND tỉnh Bình Định quan tâm có kế hoạch trùng tu, sửa chữa và quy hoạch thêm bãi đậu xe đểtạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và du khách đến viếng mộ, dâng hương tưởng nhớ.

Cử tri kiến nghị sớm trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia mộ Đào Tấn - Anh 2

 Lợi dụng phần đất trống trước đường lên di tích, nhiều hộ dân đã chiếm dụng để chậu kiểng trồng cây cảnh

Ghi nhận tại di tích cho thấy, đúng như cử tri phản ánh, nhiều bậc tam cấp của con đường dẫn lên mộ đã bị bong tróc. Dưới tác động của môi trường khí hậu, lớp sơn của phần mộ đã phai nhòa màu, lốm đốm, trông mất thẩm mỹ. Trong khi đó, là Di tích lịch sử quốc gia nhưng chưa xây dựng khuôn viên bảo vệ cũng như không ai trông coi, chăm sóc... nên lợi dụng phần đất trống trước đường lên di tích, nhiều hộ dân đã chiếm dụng để chậu kiểng trồng cây cảnh.

Trong báo cáo trả lời cử tri, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết: Mộ Đào Tấn tọa lạc khu vực sườn đồi núi Huỳnh Mai, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, đã được Bộ VHTT (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia tại Quyết định số 95/QĐ-BVHTT ngày 24.1.1998. Trước đó, địa phương có tôn tạo lối đi bậc tam cấp lên phần mộ. Qua phản ảnh của cử tri xã Phước Nghĩa, ngày 27.7.2021, Sở VHTT đã thực hiện khảo sát, kiểm tra thực trạng di tích mộ Đào Tấn. Thực tế qua thời gian, một vài chỗ trên con đường bậc tam cấp lên phần mộ có bong tróc vữa hồ lát đá chẻ, thuộc hạng mục tôn tạo di tích. UBND tỉnh giao Sở VHTT chỉ đạo thực hiện gia cố theo nguyên bản (không để ảnh hưởng đến yếu tố gốc di tích).

Cử tri kiến nghị sớm trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia mộ Đào Tấn - Anh 3

 Không được chăm sóc, bảo vệ cho nên Di tích mộ Đào Tấn chưa phát huy được giá trị

Về phần cử tri đề nghị “Có kế hoạch trùng tu, sửa chữa và quy hoạch thêm bãi đậu xe để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đến viếng mộ, dâng hương tưởng nhớ Đào Tấn”, ông Thanh cho rằng: Đây là ý kiến rất chính đáng, nằm trong lộ trình thực hiện quy hoạch di tích theo quy định. UBND tỉnh giao Sở VHTT đề xuất chủ trương tiến hành lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia mộ Đào Tấn, trong đó có hạng mục quy hoạch bãi đậu xe, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Trong khi đó, ông Bùi Tĩnh, Giám đốc Bảo tàng Bình Định thông tin: Qua phản ánh của cử tri, chúng tôi đã tiến hành đi khảo sát và đề nghị UBND xã yêu cầu các hộ dân không được lấn chiếm để chậu kiểng trồng cây cảnh trước đường lên di tích. “Riêng nội dung trùng tu, sửa chữa thì tôi được biết Sở VHTT đã giao lập kế hoạch, thiết kế bản vẽ. Tuy nhiên do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên hiện nay chưa thể triển khai trùng tu, tu bổ. Hy vọng hết dịch sẽ tiếp tục triển khai”, ông Tĩnh cho biết. 

Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Định về phương án tôn tạo, bảo vệ Khu di tích Thành Hoàng Đế

Bộ VHTTDL nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Định do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 92/BDN, nội dung kiến nghị như sau:

Khu di tích Thành Hoàng Đế được xếp hạng di tích cấp quốc gia tại Quyết định số 147-VH/QĐ ngày 24.12.1982 của Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt và công bố quy hoạch chi tiết 1/2000. Tuy nhiên, Bộ VHTTDL vẫn chưa đồng ý với quy hoạch này nên công tác tôn tạo và bảo quản di tích gặp nhiều khó khăn, cử tri đề nghị Bộ VHTTDL sớm trả lời để UBND tỉnh Bình Định có phương án tôn tạo, bảo vệ Khu di tích Thành Hoàng Đế.

Về vấn đề này, tại Công văn số 2914/BVHTTDL-VP ngày 13.8.2021 về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới trước Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Văn phòng Bộ VHTTDL truyền đạt ý kiến trả lời của Bộ trưởng Bộ VHTTDL như sau:

1. Khu di tích Thành Hoàng Đế được xếp hạng di tích cấp quốc gia tại Quyết định số 147-VH/QĐ ngày 24.12.1982 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ VHTTDL). Tại điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 15.12.2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, quy định: “Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích không thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ trưởng Bộ VHTTDL”.

2. Ngày 31.12.2020, UBND tỉnh Bình Định có Công văn số 8685/UBND-VX gửi Bộ VHTTDL xin ý kiến thỏa thuận hồ sơ quy hoạch xây dựng phân khu tỉ lệ 1/2000 Khu vực Thành Hoàng Đế, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Trên cơ sở đề xuất của UBND tỉnh Bình Định, ngày 1.2.2021, Bộ VHTTDL đã có ý kiến thẩm định tại Công văn số 385/BVHTTDL-DSVH, theo đó, cơ bản thống nhất với Quy hoạch do UBND tỉnh Bình Định lập, đồng thời có một số lưu ý để chỉnh sửa, hoàn thiện và tổ chức thực hiện. P.V

 

 PHAN HIẾU 

Ý kiến bạn đọc