Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Không để đứt gãy dòng chảy giáo dục

Thứ Tư 11/08/2021 | 10:56 GMT+7

VHO- Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên nhiều tỉnh, thành ở nước ta nên hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội như thương mại, giao dịch, hành chính… đang chuyển qua phương thức trực tuyến (online).

Trong đó, việc học tập trên nền tảng số cũng đang được ưu tiên triển khai rộng khắp, bài bản để thích ứng với bối cảnh mới. Có thể khẳng định, việc học trực tuyến trong thời điểm hiện nay là rất hữu ích và cần thiết, tuy nhiên, vấn đề được dư luận xã hội quan tâm là làm thế nào để học online thật sự mang lại hiệu quả, đảm bảo truyền đạt được khối lượng kiến thức cần thiết, đầy đủ đến học sinh, sinh viên?

 Có thể nói, hiện việc học trực tuyến đang “phủ sóng” ở tất cả các cấp học nên tùy từng đối tượng, cấp học cần được triển khai kế hoạch học tập một cách cụ thể, chi tiết, phù hợp. Người viết thiển nghĩ, để đạt kết quả tốt, các cơ quan chức năng nên triển khai các biện pháp sau đây:

Thứ nhất, cần ban hành khung chương trình, khung thời lượng cụ thể, chi tiết để làm cơ sở cho giáo viên, học sinh, sinh viên thực hiện tốt việc dạy và học của mình. Không nên cứng nhắc áp dụng như lịch học trực tiếp mà có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời gian để phù hợp với tình hình thực tế.

Thứ hai, việc học trực tuyến dù đã được triển khai khá lâu, nhất là ở các thành phố, đô thị lớn trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, nhưng cần có sự tổng kết, đánh giá, từ đó rút ra bài học, kinh nghiệm để có cơ sở điều chỉnh, hướng dẫn phù hợp nhằm đảm bảo việc dạy và học hiệu quả.

Thứ ba, dịch bệnh có thể kéo dài và chưa biết khi nào kết thúc, do đó, bên cạnh việc học trực tiếp thì phải tính đến học trực tuyến là phương thức thường xuyên, chính thống. Các cấp, các ngành cần quan tâm đầu tư trang thiết bị vật chất, cơ sở hạ tầng đủ để đáp ứng cho việc dạy và học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa người dân chưa được tiếp cận nhiều với công nghệ hiện đại. Mặt khác, gấp rút đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về kỹ thuật số cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để việc triển khai học trực tuyến đạt kết quả cao.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn tiến rất khó lường nên nhiều nơi học sinh, sinh viên không thể đến trường, đặc biệt nhiều cơ sở giáo dục, trường học, lực lượng giáo viên đang được trưng dụng, huy động phục vụ cho công tác chống dịch. Vì vậy, việc dạy và học trực tuyến đang có sứ mệnh quan trọng để dòng chảy giáo dục không bị đứt gãy. Thiết nghĩ, các cơ quan hữu quan cần quan tâm đầu tư hơn nữa để hoàn thiện khung chương trình, đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ để hoạt động này đi vào nề nếp, hiệu quả nhằm không làm gián đoạn việc học tập của hàng triệu học sinh, sinh viên. 

PHẠM VĂN CHUNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top