Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Thủ tướng cùng đại diện Vietjet, Vingroup, FPT, Masan… thảo luận gỡ khó cho doanh nghiệp ảnh hưởng đại dịch

Thứ Hai 09/08/2021 | 20:29 GMT+7

VHO- Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ làm việc với đại diện các doanh nghiệp hàng đầu, hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương diễn ra sáng 8.8, Thủ tướng cùng các lãnh đạo Chính phủ, bộ, ngành, các địa phương và khoảng 1.200 các đại biểu doanh nghiệp, hiệp hội tham gia đã cùng đưa ra những trao đổi về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, lây lan nhanh, trong khi các nguồn lực dự trữ đang cạn dần, thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi hoặc đang phục hồi rất chậm.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn các đại biểu đã tham dự và chia sẻ tại hội nghị. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ ghi nhận những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, luôn thấu hiểu, chia sẻ với những khó khăn chồng chất khó khăn của doanh nghiệp trong thời gian qua, luôn quan tâm, đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ doanh nghiệp với tinh thần “lợi ích thì hài hòa, rủi ro thì chia sẻ”.

Theo báo cáo về tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2020 và 7 tháng đầu năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù đại dịch Covid-19 đã và đang tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn có những điểm sáng đáng khích lệ trong khu vực doanh nghiệp. Cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đã và đang nêu cao tinh thần vượt khó, tự lực, tự cường, nỗ lực thích ứng với tình hình mới, duy trì sản xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động. Nhiều sáng kiến đã được triển khai để khắc phục tác động tiêu cực của dịch bệnh như áp dụng giờ làm linh hoạt, tổ chức cho cán bộ công nhân ở tại nhà máy để sản xuất đáp ứng thời hạn đơn hàng, chủ động cắt giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu thay thế.

Ở những thời điểm dịch bệnh được kiểm soát, các doanh nghiệp đã nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là tập trung khai htacs thị trường nội địa, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh doanh mới, ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh thương mại điện tử, triển lãm số…

Trong giai đoạn vô cùng khó khăn vừa qua, cộng đồng doanh nghiệp đã phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ nhau cùng vượt qua thách thức. Các doanh nghiệp đã chung tay chia sẻ với Chính phủ trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19, hỗ trợ người dân, cộng đồng, tổ chức cứu trợ, vận chuyển và thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyên trên khắp mọi miền Tổ quốc, đóng góp lớn về tài chính vào Quỹ vắc xin quốc gia và hỗ trợ các địa phương, thể hiện tinh thần trách nhiệm, nghĩa cử cao đẹp của doanh nghiệp Việt Nam đối với đất nước, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.

Hội nghị của Thủ tướng với các hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước không chỉ có đại diện của các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam hiện nay như Vingroup, Masan, Trường Hải, FPT, Hòa Phát, Vietjet, Petrolimex, EVN, Viettel, VNPT… mà còn có đại diện của 64 tỉnh, thành phố, cùng các lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan, các hiệp hội. Theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet, hội nghị cho thấy sự quan tâm, động viên rất kịp thời cho cộng đồng doanh nghiệp trong những ngày cao điểm của đại dịch.

Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp tư nhân, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng đã có những đóng góp nhằm tháo gỡ khó khăn, phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Theo đó, bà đề xuất xã hội hóa hóa công tác chống dịch, giảm gánh nặng cho ngân sách chính phủ. Doanh nghiệp và người dân sẵn sàng chi trả chi phí vắc xin, xét nghiệm, các chi phí y tế. Đề nghị Bộ Y tế cho cơ chế để triển khai.

Lãnh đạo của hãng hàng không hàng đầu Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ sớm hỗ trợ các hãng hàng không bằng các gói vay ưu đãi lãi suất, sẵn sàng cho việc bật tăng trở lại. Theo tổng giám đốc Vietjet, sau thời gian giãn cách chống dịch, chuẩn bị sẵn sàng và an toàn cho việc mở lại các đường bay quốc tế và nội địa, chúng ta cần chuyên gia, thương gia, cần các nhu cầu chữa bệnh, giáo dục, du lịch… Để triển khai hiệu quả, theo kinh nghiệp các nước phát triển như Singapore, cần đồng bộ các ứng dụng CNTT để mỗi người dân, mỗi khách nước ngoài đều cần có một mã QR để khai báo y tế và trạng thái tiêm chủng, xét nghiệm thường xuyên.

Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cũng đề xuất thúc đẩy các dự án đầu tư hạ tầng, cầu đường, sân bay, đường sắt, giao thông đô thị, tạo hệ thống logistic hỗ trợ sản xuất kinh doanh, nhất là xuất khẩu. Các chính sách hỗ trợ cũng cần có cho ngành giáo dục, thúc đẩy giáo dục trực tuyến.

Nữ doanh nhân cũng đề xuất Chính phủ quan tâm chăm lo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thương, sản xuất kinh doanh cá thể, từ đó ổn định cuộc sống người dân bao gồm cả lao động phổ thông, tự do. Cuối cùng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo phát biểu với Thủ tưởng và toàn thể hội nghị mong muốn hãy đặt tin tưởng ở doanh nghiệp tư nhân trong việc tham gia gánh vác cùng Chính phủ các chương trình lớn, thúc đẩy phục hồi sau đại dịch.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang cho rằng cần phải ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động trong các nhà máy, khu công nghiệp, lái xe... để thực hiện mực tiêu kép vừa sản xuất vừa phòng dịch, bảo đảm thu nhập cho người lao động và hạn chế đứt gãy chuỗi cung ứng. Theo ông Vũ Đức Giang, doanh nghiệp sẵn sàng góp chi phí, đẩy nahnh tìm nguồn cung và tiến độ tiêm chủng.

“Chính phủ và cá nhân tôi rất cảm động và cảm nhận sâu sắc, các doanh nhân đã hỗ trợ Nhân dân bằng cả tấm lòng và trái tim, đã viết nên nét văn hóa doanh nhân rất đẹp, rất nhân văn, thiết thực và hiệu quả. Và tôi mong tinh thần ấy, nhiệt huyết ấy sẽ được các anh chị em doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục phát huy trong thời gian tới, để góp phần Chiến thắng đại dịch Covid-19, để xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp và mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân”, Thủ tướng phát biểu.

Bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ to lớn cho Chính phủ, các bộ ngành, địa phương. Chúng ta cần có các biện pháp chống dịch quyết liệt, kịp thời và hiệu quả để trước hết là bảo vệ sức khỏe, tính mạng và ổn định đời sống của nhân dân. Đồng thời, chúng ta cần giữ vững và phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nỗ lực cao nhất để không đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng.

Thủ tướng nhắn nhủ các doanh nghiệp ở thời điểm “lửa thử vàng, gian nan thử sức” - "chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo", cả nước, đặc biệt là đội ngũ doanh nghiệp đã quyết tâm phải quyết tâm hơn nữa, đã cố gắng phải cố gắng nhiều hơn nữa để vượt qua khó khăn, nắm bắt cơ hội phát triển. Thời gian tới, Chính phủ sẽ có phương án gặp doanh nghiệp theo từng lĩnh vực, từng nhóm ngành nghề để bàn sâu hơn, có giải pháp phù hợp hơn.

PV

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top