Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL: Nâng cao tính răn đe

Thứ Tư 09/06/2021 | 10:53 GMT+7

VHO-  Thực tế triển khai Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL” trong những năm qua đã tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

 B phim đin nh Vị” b x pht 35 triu đng vì hành vi phát hành phim khi chưa đưc phép ph biến (nh minh họa)

 Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh với nhiều hình thức, trong đó các giải pháp thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm được tiến hành thường xuyên, quyết liệt, góp phần nâng cao tính răn đe.

Xử phạt nghiêm hành vi vi phạm

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm là một trong những giải pháp nhằm kéo giảm các vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL. Thực tế ghi nhận số vụ vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL thời gian qua đã giảm, nhất là các vi phạm trong hoạt động kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch, lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan; hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa vũ trường, karaoke, bar…

Ở lĩnh vực di sản văn hóa, trong thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ việc xâm phạm di tích, tu bổ tùy tiện làm ảnh hưởng đến yếu tố nguyên gốc của di tích. Song song với công tác tuyên truyền, những “án phạt” đối với các hành vi vi phạm đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao tính răn đe. Gần đây là vụ việc di tích quốc gia Chùa Đậu (xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) làm sai lệch nguyên gốc khi tiến hành tu bổ. Ngay sau khi vụ việc được các cơ quan báo chí lên tiếng phản ánh, Thanh tra Bộ VHTTDL cùng các cơ quan chức năng là Cục Di sản văn hóa, Sở VHTT Hà Nội đã vào cuộc, kiểm tra thực tế và xác định hành vi vi phạm. Trên cơ sở đó, Thanh tra Bộ đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 20 triệu đồng đối với BQL di tích xã Nguyễn Trãi về hành vi xây dựng một số công trình mới trong khu vực bảo vệ II của di tích Chùa Đậu mà không có văn bản đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ở lĩnh vực điện ảnh, Quyết định xử phạt thu hút sự chú ý của công chúng cũng được ban hành mới đây bởi Thanh tra Bộ VHTTDL, xử phạt Công ty sản xuất bộ phim Vị (Taste) 35 triệu đồng vì phát hành phim khi chưa được phép phổ biến. Theo đó, Công ty TNHH Le Bien Pictures đã gửi bộ phim tham dự LHP Berlin 71 khi phim chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Đây là hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 5 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 28/2017/NĐ-CP.

Nhằm tăng cường hiệu lực quản lý và nâng cao tính răn đe, trong từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, Bộ VHTTDL đã thường xuyên chỉ đạo tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm; đặc biệt trong một số lĩnh vực trọng tâm như: Quản lý, tổ chức lễ hội; quản lý di tích, di sản; quyền tác giả, quyền liên quan; quảng cáo; kinh doanh du lịch; kinh doanh dịch vụ thể dục, thể thao; tuyên truyền chống lại những hành vi sai trái, xuyên tạc trên Internet, mạng xã hội…

 Vi phạm bản quyền là một trong những lĩnh vực nhức nhối và ngày càng trở nên trầm trọng trong thời gian gần đây

Đẩy lùi hành vi vi phạm

Về thực trạng công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL, theo lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở, Bộ VHTTDL đã thường xuyên tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục hệ thống pháp luật với nội dung phong phú, đa dạng, góp phần hạn chế vi phạm trong từng lĩnh vực.

Phong trào TDĐKXDĐSVH được thực hiện hiệu quả đã góp phần tích cực vào thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, trong đó có nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác tuyên truyền thông qua việc thực hiện các nội dung của phong trào như quản lý và tổ chức lễ hội, tổ chức việc cưới, việc tang văn minh, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch… được triển khai mạnh mẽ, hiệu quả. Các di tích, danh thắng thực hiện nghiêm túc việc đóng cửa để tập trung thực hiện các giải pháp đẩy lùi dịch bệnh.

Những năm gần đây, Bộ VHTTDL đã phối hợp với Bộ Công an triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý, phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm nói chung, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình nói riêng. Theo đó, ngành văn hóa chủ động phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý hành vi chiếm đoạt, làm sai lệch di tích, hủy hoại di sản văn hóa, đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích và các hành vi lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi.

Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương liên quan thực hiện nghiêm pháp luật về nghệ thuật biểu diễn; thẩm định các chương trình nghệ thuật phục vụ những ngày lễ lớn nhằm bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý các tổ chức, cá nhân sáng tác, lưu giữ, truyền bá tác phẩm văn học có nội dung vi phạm pháp luật; thẩm định phim tham dự LHP quốc tế, phim có yếu tố nước ngoài; tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý và tổ chức lễ hội, bảo đảm an ninh, an toàn, văn minh, tiết kiệm…

Ở lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan, các cơ quan chức năng thuộc Bộ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý các vi phạm pháp luật; lập cơ sở dữ liệu về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và tăng cường công tác thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo công ước quốc tế…

Tuy nhiên, bên cạnh chuyển biến tích cực, vẫn còn có một số hạn chế cần tiếp tục khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả thực thi trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực VHTTDL như đội ngũ cán bộ quản lý văn hoá, nhất là ở các địa phương còn biến động, chưa được bồi dưỡng, bố trí hợp lý để phát huy hiệu lực; công tác phát hiện, thanh tra, xử lý vi phạm còn hạn chế, chưa nghiêm khắc, kịp thời. Đội ngũ, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm còn thiếu thốn, lạc hậu; công tác phối hợp liên ngành chưa chặt chẽ, một số đơn vị, địa phương có biểu hiện né tránh, đùn đẩy trách nhiệm đã ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật. 

MINH NGỌC

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top