Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Vải thiều chinh phục thị trường EU, mở rộng thương hiệu nông sản Việt

Thứ Hai 07/06/2021 | 22:10 GMT+7

VHO- EU là thị trường xuất khẩu thứ tư của rau, quả Việt Nam, cộng thêm việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong Hiệp định EVFTA đang tiếp sức giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam.

Đại diện cơ quan chức năng và đơn vị xuất khẩu với lô hàng xuất khẩu vải thiều đầu tiên sang thị trường châu Âu tại sân bay Nội Bài

Chiều 7.6, tại sân bay quốc tế Nội Bài, Công ty cổ phần Pacific Foods đã chính thức xuất lô thiều Thanh Hà (Hải Dương) đầu tiên đi châu Âu theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).

Dự kiến trong tuần tới, lô vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) cũng sẽ lên đường chinh phục cộng đồng 27 quốc gia EU.

Tại buổi lễ, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, mặc dù bị tác động bởi dịch Covid-19 nhưng Bộ Công Thương đã kết hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ ngay từ niên vụ 2021 để tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước và nhất là xuất khẩu.

Hiện hàng chục tấn vải thiều của hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang đã có mặt trên kệ hàng tại các chuỗi siêu thị ở Nhật Bản, Singapore và vài ngày tới sẽ có mặt tại các nước EU - thị trường tiềm năng khoảng 430 triệu dân.

Cùng đó, Bộ Công Thương đã kết hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan chuyên môn đã chỉ đạo, hỗ trợ các tỉnh trong quá trình quảng bá, xúc tiến và kết nối tiêu thụ vải.

Hiện tại, EU là thị trường xuất khẩu thứ tư của rau, quả Việt Nam và với nền tảng sẵn có này, cộng thêm việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong Hiệp định EVFTA đang tiếp sức giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các đối thủ chưa có FTA với EU như: Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia...

Theo ông Vũ Bá Phú, Bộ Công Thương đánh giá cao những nỗ lực của các doanh nghiệp, nhất là Pacific Foods đã tích cực tìm kiếm, kết nối thành công, đưa trái vải sang thị trường EU trong bối cảnh dịch Covid-19.

Lô trái vải đầu tiên sẽ đi đường hàng không và “cập bến” Cộng hoà Séc là nơi có dân số đông và cộng đồng người Việt Nam lớn ở EU.

Còn theo ông Chung Trí Phong, Tổng Giám đốc Pacific Foods, việc Pacific Foods xuất khẩu thành công lô vải thiều từ hai vùng nguyên liệu nổi tiếng Thanh Hà và Lục Ngạn theo tiêu chuẩn Global GAP, VietGAP… vào EU tiếp theo Hiệp định EVFTA chứng minh vải thiều Việt Nam luôn được khách hàng thế giới ưa chuộng.

Cùng với đó, các doanh nghiệp trong nước ngày càng đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe của các thị trường, mà EU là một ví dụ.

Ông Chung Trí Phong cho biết thêm, Pacific Foods có khoảng 3 năm tìm hiểu và đàm phán các thủ tục và điều kiện kỹ thuật cho việc xuất khẩu trái vải sang EU.

Hành trình để quả vải sang được tay người tiêu dùng châu Âu không hề đơn giản. Ngay từ đầu vụ, vùng vải phục vụ sản xuất sang EU phải được các đối tác nhập khẩu kiểm tra hệ thống quản lý sản xuất và chấp nhận về phần mềm giám sát.

Pacific Foods đã liên kết với nhiều đối tác trong đầu tư máy móc để sơ chế, bảo quản trái vải, đảm bảo từ khi thu hoạch đến khi tới tay người tiêu dùng.

Nhờ vậy, trái vải sẽ sớm được người tiêu dùng tại châu Âu ưa chuộng, đánh giá cao do chất lượng vượt trội, thơm ngon và an toàn. Theo kế hoạch, lô vải xuất khẩu của Pacific Foods sẽ đến được tay người tiêu dùng châu Âu khoảng từ 4-5 ngày.

Ông Lê Bá Linh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Facific Foods cho hay, hàng nông sản của Việt Nam rất tiềm năng, nhất là các loại trái cây nhiệt đới như vải, thanh long, mít, xoài, nhãn, bưởi…

Hiện nay trái cây của Thái Lan và Malaysia xuất qua các nước rất nhiều. Điều này vừa là thách thức nhưng cũng cơ hội cho trái cây Việt Nam. Bởi thị trường EU luôn muốn trải nghiệm những sản phẩm đến từ Việt Nam như là một phần đặc sản của vùng hạ lưu sông Mekong.

Lô hàng vải thiều xuất khẩu đầu tiên sang thị trường châu Âu tại sân bay Nội Bài

Dự kiến, sau quả vải, đơn vị này sẽ xúc tiến xuất khẩu sang EU các mặt hàng mít, thanh long, gạo. Pacific Foods là đơn vị đã có 10 năm xuất khẩu nước mắm sang thị trường Mỹ và hiện đang đứng Top 1 về thương hiệu nước mắm Mami trên Amazon.

Đáng lưu ý, khi đã chinh phục thành công thị trường thế giới, đơn vị này đang có kế hoạch quay về phục vụ thị trường và người tiêu dùng trong nước.

Bà Lê Minh Hoa, Chủ tịch Hội doanh nghiệp nữ vừa và nhỏ Việt Nam, đơn vị kết nối trái vải xuất khẩu sang EU cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã có những chương trình hành động mạnh mẽ, quyết liệt nhằm triển khai hiệu quả Hiệp định EVFTA, mang lại nhiều lợi ích cho người dân và cho doanh nghiệp.

Trong bối cảnh thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ vừa phát triển kinh tế, vừa chống dịch hiệu quả, Hội doanh nghiệp nữ vừa và nhỏ Việt Nam đã kết hợp với công ty Pacific Foods tìm kiếm nguồn hàng đạt tiêu chuẩn EU phối hợp với các đơn vị kiểm định chất lượng, thúc đẩy đưa trái vải Việt Nam đến với châu Âu.

Đây cũng là trách nhiệm, chung tay đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp cùng đưa thương hiệu nông sản Việt Nam có tên trên bản đồ nhiều nước trên thế giới và là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam thử sức ở "sân chơi lớn".

TTXVN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top