Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

TP.HCM: Chủ động phòng, chống Covid-19 lây nhiễm ở khu vực có nguy cơ cao

Thứ Hai 07/06/2021 | 16:53 GMT+7

VHO-Hiện tại, dịch Covid-19 đã lây lan đến nhiều bệnh viện, khu công nghiệp, khu chế xuất.. Do đó, các ngành, các cấp không được chủ quan lơ là, phải nhanh chóng tìm giải pháp phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh tại những nơi có nguy cơ lây nhiễm nhanh; xây dựng các phương án dự phòng, tăng cường năng lực cách ly thêm 30-40% để không bị động… Đây là chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành Ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên tại cuộc họp giao ban trực tuyến của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM vào ngày 7.6.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, Thành phố hiện có 640 trường hợp mắc bệnh Covid-19 đã được Bộ Y tế công bố. Trong đó, 433 trường hợp nhiễm trong cộng đồng (chiếm tỷ lệ 67,7%), 207 trường hợp nhập cảnh (chiếm tỷ lệ 32,3%). Thành phố cũng ghi nhận 14 bệnh viện và 06 phòng khám đa khoa có ca dương tính từng đến các cơ sở này để kiểm tra, khám sàng lọc. Ngành chức năng đã lấy 443.000 mẫu xét nghiệm, trong đó 5.824 mẫu tiếp xúc gần các trường hợp dương tính, trên 437.250 mẫu tiếp xúc khác. Mở rộng xét nghiệm tiếp xúc gần: có 5.291 mẫu âm tính, 533 chờ kết quả; 231.264 mẫu tiếp xúc khác có kết quả âm tính, 205.933 mẫu chờ kết quả.

Để đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất, Thành phố đã chuẩn bị sẵn phương án tổ chức cách ly tập trung bên trong khu công nghiệp khi xảy ra tình huống có ca dương tính. Đồng thời xét nghiệm mở rộng ở các cơ sở sản xuất, lao động trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao tại quận 7, quận 12, TP. Thủ Đức và huyện Củ Chi... với số lượng 53.255 mẫu, và đến nay chưa phát hiện trường hợp nhiễm mới. Trước đó, Thành phố ghi nhận có 3 ca bệnh là người lao động trong khu công nghiệp, nhưng đã kiểm soát được, chưa ghi nhận lây lan trong khu vực này.

TP.HCM chủ động mở rộng năng suất cách ly

Bên cạnh đó, Thành phố cũng đảm bảo đủ năng lực các khu cách ly tập trung và điều trị cho 1.000 người, chuẩn bị đầy đủ phương án triển khai trước cho kế hoạch có thể có 5.000 người mắc bệnh. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM cho biết, nhờ các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt, kịp thời của Thành phố, sau 06 ngày áp dụng giãn cách xã hội, số ca bệnh phát hiện hàng ngày đang có dấu hiệu giảm dần, còn khoảng 20-25 ca trong cộng đồng, còn lại là các ca phát hiện trong khu cách ly hoặc khu phong tỏa. Thời điểm dịch bùng phát mạnh trong những ngày đầu, lúc cao điểm, Thành phố ghi nhận 70 ca bệnh/ngày.
Chỉ đạo tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, hiện nay số lượng người cách ly cao, số chỗ trong các cơ sở cách ly tại địa phương cũng sắp hết, một số ca dương tính chưa tìm được nguồn lây và còn nguy cơ tiềm ẩn ngoài cộng đồng. Do vậy, các ngành các cấp không được chủ quan lơ là, Thành phố cùng lúc phải làm nhiều việc, tập trung lực lượng, phối hợp chặt chẽ thực hiện tốt từng nhiệm vụ. Cụ thể, đối với việc cách ly, cần xây dựng các phương án dự phòng, tăng cường thêm 30-40% để không bị động; có hình thức cách ly phù hợp cho các đối tượng “F” khác nhau, bảo đảm an toàn và chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly. Đặc biệt, thận trọng trong mỗi quyết định, chỉ thị để tránh làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân và việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Lấy mẫu xét nghiệm cho công nghân Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7) để ngăn ngừa dịch bệnh lây nhiễm tại các khu vực sản xuất

Trước tình hình dịch bệnh đã lây lan đến nhiều bệnh viện, khu công nghiệp, khu chế xuất. Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên yêu cầu chính quyền Thành phố cần nhanh chóng tìm giải pháp phòng ngừa lây nhiễm tại những nơi có nguy cơ lây nhiễm nhanh, siết chặt công tác điều tra truy vết, giám sát, sàng lọc đối với từng trường hợp cụ thể, đảm bảo tính chính xác. Ngăn ngừa việc nhận định sai hướng, dẫn đến mất thời gian trong việc xác định nguồn lây bệnh. Bên cạnh đó, đảm bảo việc thực hiện “mục tiêu kép”, sản xuất kinh doanh cần an toàn nhưng không cứng nhắc, có thể nới rộng sản xuất khi đã kiểm soát được dịch bệnh. Các quận-huyện và TP. Thủ Đức cần tổ chức kiểm tra ngay các phương án sản xuất an toàn tại một số khu sản xuất, công nghiệp để kịp thời chia sẻ và phối hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa sản xuất vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, về tổng thể, dịch bệnh tại Thành phố vẫn đang trong tầm kiểm soát và đang có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên, do xuất hiện cả biến chủng Ấn Độ và Anh đã trải qua 4-5 chu kỳ lây nhiễm nên công tác kiểm soát dịch phải thần tốc, quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa. Tận dụng 15 ngày giãn cách xã hội toàn Thành phố để chặn đứng, đẩy lùi dịch bệnh. Ông Phong yêu cầu các sở ngành, quận-huyện và TP. Thủ Đức duy trì nghiêm khắc các biện pháp phòng, chống dịch tại Chỉ thị số 15 và số 16 của Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo của Thành phố. Thực hiện việc giãn cách triệt để tại các chợ truyền thống và chợ đầu mối. Đối với quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12), cần yêu cầu tất cả người dân ở tại nhà toàn thời gian, ngoại trừ các trường hợp được ra khỏi nhà theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo của Thành phố.

Người dân quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) cần ở tại nhà toàn thời gian để phòng, chống dịch

Chủ tịch UBND TP.HCM giao Sở Y tế huy động tổng lực toàn ngành, kể cả y tế tư nhân tham gia xét nghiệm. Tập trung lấy mẫu và xét nghiệm cho toàn bộ công nhân, người lao động các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao trên địa bàn Thành phố. Chủ động và không để thiếu chỗ cách ly theo tình hình diễn biến của dịch bệnh. Khuyến khích các bệnh viện triển khai chương trình chăm sóc toàn diện cho người bệnh. Giám sát các phòng mạch, nhà thuốc tư nhân, khi phát hiện người dân có dấu hiệu ho, sốt, khó thở… đến khám, mua thuốc tại phòng mạch, nhà thuốc phải phối hợp chặt chẽ với Trạm y tế để hướng dẫn người dân tầm soát dịch bệnh. Siết chặt việc giãn cách tại các nhà máy, cơ sở sản xuất và các biện pháp phòng dịch theo Bộ tiêu chí an toàn tại doanh nghiệp do Thành phố ban hành và 100% nhà máy, cơ sở sản xuất phải được hậu kiểm để đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Cùng ngày, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM - Ban vận động, tiếp nhận và phân phối Quỹ Phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM đã tổ chức tiếp nhận kinh phí ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 và phát động ủng hộ kinh phí mua vaccine phòng Covid-19. Tại lễ phát động, đã có 17 cá nhân, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tại Thành phố đăng ký ủng hộ hơn 12,4 tỉ đồng.

HOÀNG QUÂN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top