Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Đà Nẵng: Giải pháp hỗ trợ lao động ngành Du lịch bằng cách vay vốn không thế chấp

Thứ Hai 07/06/2021 | 13:51 GMT+7

VHO- TP Đà Nẵng đang nghiên cứu để sớm có giải pháp hỗ trợ lao động ngành du lịch vay vốn không thế chấp trong khoảng thời gian từ 3 - 5 năm để giúp tạo sinh kế. Mục đích khoản hỗ trợ cho vay này nhằm giúp người lao động duy trì cuộc sống trong thời gian mất việc làm, gặp nhiều khó khăn do ngành Du lịch liên tục chịu ảnh hưởng nặng nề. 

Cụ thể, tại cuộc họp với lãnh đạo thành phố mới đây, Quỹ Xúc tiến phát triển du lịch Đà Nẵng phối hợp Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng đề xuất giải pháp hỗ trợ lao động ngành Du lịch như trên. UBND thành phố Đà Nẵng đã đồng ý đề xuất và giao cho các đơn vị liên quan nghiên cứu thực hiện chủ trương cho người lao động ngành Du lịch vay vốn từ ngân hàng chính sách. Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, hiện đã có khoảng 2.000 người làm việc trong ngành du lịch đăng ký vay vốn, khoảng thời gian vay từ 3-5 năm được tính toán dựa vào ước lượng thời gian ngành du lịch phục hồi, người lao động lại có việc làm và có thu nhập để hoàn trả khoản vay. Chưa dừng ở con số 2.000 người có nhu cầu hiện nay Hiệp hội Du lịch vẫn đang tiếp tục nhận đăng ký. “Chính sách hỗ trợ vay vốn của TP Đà Nẵng như chiếc phao cứu sinh được ban hành đúng lúc, kịp thời để người lao động lẫn doanh nghiệp du lịch vượt qua khốn khó mùa dịch. Hy vọng người lao động ngành du lịch sẽ được tiếp cận nguồn vốn vay này ngay trong tháng 6 năm nay để vượt qua được khó khăn. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ cơ bản nhất của Hiệp hội Du lịch cũng như Quỹ Xúc tiến phát triển Du lịch thành phố, vừa giúp lao động vượt qua khó khăn vừa giúp DN có điều kiện giữ lao động phục hồi với tiến độ phòng chống dịch”, ông Cao Trí Dũng mong mỏi.

Hướng dẫn viên du lịch dẫn đoàn khách tham quan tại chùa Linh Ứng (Sơn Trà, Đà Nẵng)

Thực tế đến thời điểm này, trong số hơn 5.000 doanh nghiệp (DN) hoạt động lĩnh vực du lịch ở TP Đà Nẵng đã có hơn 90% DN đóng cửa. Riêng 1.000 DN hội viên Hiệp hội Du lịch của thành phố này có đến gần 1/10 đã giải thể, số còn lại tiếp tục đóng cửa vì dịch Covid-19. Sau hơn 1 năm bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19, Công ty lữ hành Việt Nam TravelMart đang phải cầm cự để giữ chân đội ngũ nòng cốt. Thay vì cho nhân viên đi làm đầy đủ thì giờ các nhân viên chia ca đi làm các ngày trong tuần. Anh Nguyễn Hồng Phúc, nhân viên Công ty Việt Nam TravelMart tại Đà Nẵng cho  rằng với rất nhiều khó khăn do dịch bệnh gây ra, nếu gói cứu trợ đến đúng lúc thì thật sự rất hữu ích với người lao động. “Chúng tôi đang xoay xở tìm mọi cách chờ tới ngày các hoạt động du lịch được phép mở cửa trở lại, khi nghe thông tin thành phố sắp có gói hỗ trợ ai cũng trông chờ”, anh Phúc chia sẻ.

Tương tự, chị Hoàng Thị Thiên Nga (hướng dẫn viên tiếng Việt) cũng thất nghiệp do dịch bệnh. Sau khi xoay sở chuyển sang nghề dịch vụ làm đẹp nhưng cũng không cầm cự được bao lâu vì thành phố lại có yêu cầu đóng cửa các cơ sở dịch vụ không thiết yếu để phòng chống dịch. Hiện tại chị đang mở hàng bán đồ ăn cho khách mang về theo quy định của thành phố, khi nghe thông tin thành phố có chủ trương cho những người hoạt động trong ngành du lịch vay vốn tạm thời ổn định cuộc sống, chị Nga đã nhanh chóng nộp hồ sơ đăng ký vay vốn. Chị chia sẻ: “Tôi cũng như nhiều người khác mong muốn được tiếp cận gói vay càng sớm càng tốt. Vì trải qua nhiều đợt dịch, kinh tế bấp bênh, ngành du lịch bị thiệt hại nặng nhất không biết tới khi nào mới phục hồi trở lại, chúng tôi cần một công việc để duy trì cuộc sống cho tới lúc đó. Mong rằng Hiệp hội Du lịch cũng như thành phố tạo điều kiện cho chúng tôi ổn định cuộc sống qua hình thức vay vốn. Ngoài ra, chúng tôi cũng có đề nghị thành phố phối hợp với các khu công nghiệp, văn phòng công ty đang hoạt động để có thể giới thiệu công việc cho những người hướng dẫn viên, hay mở những lớp dạy nghề, định hướng nghề miễn phí để giảm thiểu được tình trạng thất nghiệp”.

Được biết, tổng số lao động du lịch ngừng việc, nghỉ việc đến thời điểm này tại TP Đà Nẵng khoảng hơn 31.800 người, chiếm 62,5% tổng số lao động du lịch. Rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn trong bối cảnh hiện nay. Hiệp hội Du lịch thành phố Đà Nẵng đã đề xuất nhiều giải pháp với thành phố để hỗ trợ người lao động ngành du lịch trong giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh Covid-19. Hiện UBND TP Đà Nẵng đồng ý chủ trương, giao cho các Sở, ngành nghiên cứu cho người lao động ngành du lịch vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội, mỗi lao động dự kiến được vay tối đa 100 triệu đồng theo thời gian trên.

MINH CHÂU

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29.5.2020 của Chính phủ)

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top