Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Nhiều doanh nghiệp đứng ngồi không yên

Thứ Sáu 04/06/2021 | 10:41 GMT+7

VHO- Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 55/NQ-CP về phương án hỗ trợ giảm giá điện, tiền điện đợt 3 theo đề xuất của Bộ Công thương, trong đó cơ sở lưu trú du lịch là một trong 2 đối tượng được hưởng chính sách này.

Không có khách, không doanh thu, doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú vẫn phải chi phí để duy trì hệ thống Ảnh: MINH THUẦN

Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, hoạt động du lịch ngừng trệ khiến doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú đứng ngồi không yên.

Doanh nghiệp có bớt lo?

Theo Nghị quyết 55, Chính phủ thống nhất phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 (đợt 3) như đề xuất của Bộ Công thương tại Báo cáo 283/BC-BCT ngày 27.5. Chính phủ giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và quy định pháp luật. Bảo đảm chặt chẽ, đúng đối tượng, không để trục lợi chính sách, chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung, số liệu báo cáo và đề xuất.

Trước đó, Bộ Công thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ giảm giá điện cho các cơ sở lưu trú du lịch; miễn giảm tiền điện cho các cơ sở được dùng để cách ly tập trung, khám bệnh tập trung cho bệnh nhân nghi nhiễm hoặc đã nhiễm Covid-19 theo danh sách được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đại điện các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú khi được hỏi đều cho biết: “Rất vui vì sự quan tâm của Chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú phục hồi kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay các khách sạn gần như đóng cửa toàn bộ, không dám mở vì khách không có, càng mở càng lỗ. Vì thế, điện cũng không sử dụng nhiều, cho giảm cũng không có ý nghĩa gì mấy. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp khách sạn hiện nay lỗ tới mức bán khách sạn đi trả nợ thì kể cả được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cũng không thiết thực”.

Trong khi đó, lao động ngành Du lịch bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 chưa được hưởng chương trình hỗ trợ từ gói 62.000 tỉ đồng vì thủ tục rườm rà và không thực tế. Những chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, tiền thuê đất hay tạm ngưng hoặc hoãn bảo hiểm các loại… thì lại chưa có chính sách. “Chúng tôi cho rằng, đưa giá điện áp dụng cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất mới là chính sách thiết thực và cần nhất lúc này để hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh lưu trú vượt qua khó khăn”, đại diện khách sạn Sài Gòn Phú Thọ nói.

Theo nhiều doanh nghiệp, khó nhất là dòng tiền để duy trì bộ máy, vận hành vì các cơ sở lưu trú hiện nay không có doanh thu mà các khoản cần thiết vẫn phải chi. Doanh nghiệp có muốn vay thêm thì cũng không được vì không còn tài sản để thế chấp. Nhiều doanh nghiệp cả kinh doanh khách sạn lẫn lữ hành đang rất khó khăn, đứng trước nguy cơ phá sản hàng loạt trong khi đó lãi vay và gốc vay vẫn phải đóng hoặc giãn thì sang kỳ sau phải nộp gấp đôi, gấp ba.

Thất thoát nhân lực là không tránh khỏi

Tổng Giám đốc Flamingo Redtours Nguyễn Công Hoan cho rằng, trải qua những đợt bùng phát dịch lần trước, rất nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa, chuyển đổi hoặc bổ sung thêm lĩnh vực kinh doanh khác. Nguồn lực doanh nghiệp dành cho du lịch chỉ còn rất ít. Với lần dịch thứ tư này, tổn thất còn nặng nề hơn. Doanh nghiệp du lịch còn theo đuổi du lịch, chuẩn bị tâm thế để bước vào giai đoạn phục hồi mới là rất ít. Lao động trong ngành Du lịch dù có yêu nghề đến mấy cũng phải dứt áo ra đi để lo chuyện cơm áo. Ông Hoan nhận định: “Đại dịch Covid-19 sẽ tạo ra bước ngoặt lịch sử lớn đối với ngành Du lịch, vì chắc chắn lực lượng lao động và số lượng doanh nghiệp xác định từ bỏ hẳn nghề du lịch sẽ rất lớn. Trong bối cảnh này, dịch chưa biết khi nào mới kết thúc, các doanh nghiệp du lịch chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh, lao động chuyển nghề là hết sức bình thường”.

Trong giai đoạn trước, khi dịch mới xuất hiện, doanh nghiệp du lịch tập trung vào việc sắp xếp lại tổ chức; tiết giảm chi phí; bồi dưỡng, đào tạo nhân sự; chuyển đổi số để phát triển; cơ cấu lại thị trường; xây dựng sản phẩm mới phù hợp với xu hướng mới… nhưng đến giai đoạn này, doanh nghiệp đã tính toán lại và có những điều chỉnh tất mang tính căn cơ và lâu dài hơn. Hiện nay, các chính sách hỗ trợ về giá điện, thuế của Nhà nước dành cho doanh nghiệp là rất cần, nhưng cũng không giúp nhiều vì thực tế doanh nghiệp không có doanh thu. Còn nếu hỗ trợ trả lương cho người lao động, thì chưa biết đến khi nào du lịch mới phục hồi, mà chính sách hỗ trợ phải xác định được thời điểm bắt đầu và kết thúc. Các chính sách giảm lãi, giãn nợ, khoanh nợ, cho vay tín chấp… thì chưa có chính sách nên nhiều doanh nghiệp rất khó khăn.

Để hỗ trợ một cách thiết thực cho ngành Du lịch, ông Nguyễn Công Hoan cho rằng, Nhà nước cần nghiên cứu chính sách khuyến khích những ngành sản xuất kinh doanh phù hợp tạo ra nhiều việc làm mới để nhân sự ngành Du lịch chuyển sang hay các doanh nghiệp du lịch chuyển sang đầu tư nhằm duy trì hoạt động và giải quyết việc làm cho người lao động. Đồng thời, Nhà nước cần có quỹ hỗ trợ, chương trình ưu đãi lãi suất cho các doanh nghiệp du lịch với những khoản vay đầu tư lĩnh vực mới tiềm năng trên cơ sở đánh giá, thẩm định tính khả thi hiệu quả của dự án. Nên có cơ chế khuyến khích các công ty, doanh nghiệp không thuộc ngành Du lịch sử dụng nhân sự ngành kinh tế xanh... 

 NGUYỄN ANH

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29.5.2020 của Chính phủ)

 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top