Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Những cam kết  ấn tượng

Thứ Hai 26/04/2021 | 10:45 GMT+7

VHO- Hàng loạt những cam kết mạnh mẽ, cùng nhiều biện pháp tích cực đã được các nhà lãnh đạo cấp cao của 41 quốc gia đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về khí hậu vừa được Mỹ chủ trì tổ chức.

 Cần tăng cường hợp tác quốc tế để ứng phó với biến đổi khí hậu Ảnh: AFP

Hội nghị tiếp tục cho thấy sự cần thiết của việc chung tay hành động dứt khoát, quyết liệt hơn để ngăn chặn tình trạng Trái đất nóng dần lên.

Cần hành động quyết liệt hơn

Tại hội nghị, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nêu rõ, thập kỷ qua là giai đoạn thời tiết nóng nhất được ghi nhận. Nhiệt độ toàn cầu đã tăng 1,2 độ C vàđang tiệm cận “ngưỡng của thảm họa”. Đồng thời, nồng độcác khí thải gây hiệu ứng nhà kính nguy hiểm cũng đang ở mức cao chưa từng thấy trong 3 triệu năm qua. Ông Guterres nhấn mạnh: “Chúng ta cần một hành tinh xanh, nhưng thế giới đang trong tình trạng báo động đỏ. Chúng ta đang ở bờ vực thẳm... vàphải đảm bảo những bước đi tiếp theo sẽ là đúng hướng”. Bởi vậy, các nhà lãnh đạo thế giới cần hành động để ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu, cũng như xây dựng một liên minh toàn cầu đưa lượng khíphát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ này.

Nhằm thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu chống lại biến đổi khí hậu, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết đến năm 2030, Mỹ sẽcắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ 50-52% so với mức của năm 2005. Con sốnày tăng gấp đôi so với cam kết mà chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama đưa ra khi kýHiệp định Paris vềbiến đổi khíhậu năm 2015. Trong khi đó, Anh đưa ra con sốcam kết là 68% so với mức khí thải của năm 1990 và Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết cắt giảm 55% khí thải so với mức của năm 1990. Điều đó cho thấy, Mỹ, EU và Anh hiện là 3 đối tác đi đầu về cam kết cắt giảm khí thải. Đồng thời, những con sốấn tượng trên được kỳ vọng có thể tạo động lực cho các nền kinh tế lớn nâng mức cam kết cắt giảm khí thải.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra cam kết của Việt Nam là đến năm 2030 sẽgiảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính bằng nguồn lực trong nước và giảm đến 27% khi có hỗ trợquốc tế song phương, đa phương. Việt Nam cũng sẽtăng nhanh tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 20% tổng nguồn cung sơ cấp vào 2030, đạt 30% đến 2045 và đưa mức độ phát thải trên tổng GDP đến 2030 giảm gần 15% và phát thải khí Mê-tan trong sản xuất nông nghiệp giảm đến 10%...

Bên cạnh đó, nhiều nhà lãnh đạo cũng cam kết hỗ trợtài chính, công nghệ… để các nước đang phát triển và các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu có thể thúc đẩy tăng trưởng, song song với việc giảm lượng khíthải. Trong đó, đáng chú ýlà cam kết của Tổng thống Biden, với tuyên bốchậm nhất là tới năm 2024, Mỹ sẽ tăng gấp đôi viện trợ để giúp các nước đang phát triển ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

Đề xuất “xanh hóa”

Cùng với những cam kết mạnh mẽ, tại hội nghị, lãnh đạo các nước và tổchức quốc tế cũng đã đề xuất nhiều biện pháp cụ thể, với các công cụ đa dạng. Theo đó, Chủtịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, châu Âu sẽ áp dụng mua bán hạn ngạch khíthải do các tòa nhàvàphương tiện giao thông gây ra, nhằm tạo tiền đềcho kếhoạch cải cách thịtrường mua bán khíthải carbon. Nếu trước đây, việc mua bán khíthải đã được áp dụng trong lĩnh vực tạo năng lượng vàngành công nghiệp, thì giờ EU sẽ mở rộng sang các lĩnh vực mới nhằm “xanh hóa” mọi lĩnh vực kinh tế.

Thêm vào đó, công nghệ xanh, năng lượng sạch cũng là những vấn đề được nhiều nhà lãnh đạo coi trọng. Thủ tướng Australia Scott Morrison đã đề cập đến việc giảm khí thải bằng cách nâng cấp công nghệ và chuyển đổi các ngành công nghiệp trở nên thân thiện với môi trường. Hiện Australia đang tăng cường thúc đẩy phát triển các ngành năng lượng sạch, đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất khí hydro sạch rẻ nhất trên thế giới, bên cạnh vị trí là quốc gia đứng đầu toàn cầu trong việc sở hữu nhiều nhất sốlượng hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà.

Trong khi đó, đề cập đến chủ đề “các lợi ích kinh tế của hành động khí hậu”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đồng tình với quan điểm của nhiều nước về các lợi ích của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, phát thải bằng 0, đặc biệt là về cơ hội tạo việc làm, bảo đảm an ninh năng lượng, nâng cao sức cạnh tranh và tính bền vững của nền kinh tế.

Như vậy, với những cam kết và đề xuất được đưa ra, Hội nghị đã phát đi các thông điệp tích cực, thể hiện rõ nỗ lực của các quốc gia trong việc đẩy mạnh hợp tác, cùng nhau ứng phó với những thách thức của cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu. Đây cũng được xem là tiền đề quan trọng để các nước tiếp tục trao đổi nhằm đạt đồng thuận tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) sẽdiễn ra tại Scotland, vào tháng 11 này. 

HẢI MINH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top