Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Đừng để lãng phí hệ thống vườn tượng

Thứ Tư 21/04/2021 | 10:44 GMT+7

VHO- TP Huế may mắn “sở hữu” 137 tác phẩm điêu khắc nghệ thuật từ các kỳ Festival Huế, nhưng trải qua sự biến động của thời tiết nên một số tác phẩm đang bị hư hại, xuống cấp không thể phục hồi.

 Không gian vườn tượng ven bờ sông Hương là điểm đến lý thú của du khách và cộng đồng

Nhiều tác phẩm được đặt ở những vị trí chưa phù hợp để phát huy giá trị, chưa lan tỏa đến cộng đồng. Tỉnh Thừa Thiên Huế đang khảo sát, sắp xếp lại hệ thống vườn tượng nhằm phát huy giá trị và chỉnh trang cảnh quan ở trục trung tâm thành phố. Theo thống kê, hiện có 137 tác phẩm nghệ thuật trải qua 5 trại sáng tác điêu khắc quốc tế ở các kỳ Festival Huế đang được lưu giữ tại tỉnh này. Trong đó tại TP Huế có 3 vườn tượng đặt ở một số công viên, gồm công viên 3/2, công viên Lý Tự Trọng và công viên Phú Xuân. Tổng cổng có 88 tác phẩm nghệ thuật được trưng bày tại các công viên này, qua đó đã góp phần lan tỏa và đưa giá trị nghệ thuật đến với cộng đồng.

Tuy nhiên hiện nhiều tác phẩm đã bị hư hại, xuống cấp. Tại công viên 3/2 có 33 tác phẩm nghệ thuật thì hầu hết hệ thống bảng tên giới thiệu tác phẩm đã bị mờ, một số tác phẩm bằng chất liệu không bền vững đã bị hư hại nghiêm trọng. Một số tác phẩm tại công viên Lý Tự Trọng cũng bị xuống cấp tương tự… Ven bờ Bắc sông Hương, vườn tượng điêu khắc tại công viên Phú Xuân với 28 tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm của tác giả quốc tế cũng rơi vào tình trạng bị hư hỏng khá nghiêm trọng. Ngoài việc bị hư hại, cũng có nhiều tác phẩm điêu khắc bị người dân và du khách tự ý khắc, vẽ lên những hình ảnh, dòng chữ không phù hợp, làm giảm giá trị của tác phẩm nghệ thuật. Ông Đặng Ngọc Quý, Phó giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế, đơn vị phụ trách công tác quản lý những vườn tượng tại 3 công viên nói trên, cho biết tùy thuộc theo chất liệu, trải qua thời gian dài và thời tiết khắc nghiệt nên một số tác phẩm điêu khắc ở các công viên đã bị hư hỏng, một số tác phẩm làm bằng kim loại thì bị trộm tháo dỡ một phần. “Với những tác phẩm bị hư hỏng quá nặng, không thể sửa chữa phục hồi, chúng tôi đã kiến nghị với UBND TP Huế phối hợp các đơn vị tổ chức để liên hệ các tác giả xin ý kiến về việc dỡ bỏ (hoặc hủy) tác phẩm. Điều này cũng nhằm đảm bảo cảnh quan và môi trường ở các công viên hiện nay”, ông Quý chia sẻ.

Hiện UBND TP Huế đang tập trung chỉnh trang đô thị, trong đó khu vực dọc 2 bờ sông Hương là điểm nhấn xanh, sạch, sáng của địa phương. Ngoài ba công viên như công viên 3/2, công viên Lý Tự Trọng và công viên Phú Xuân đã được “sở hữu” nhiều tác phẩm nghệ thuật từ các trại sáng tác điêu khắc quốc tế, thì còn nhiều công viên đang “trống” như Dã Viên, Kim Long, đồi Vọng Cảnh… Việc sắp xếp lại hệ thống vườn tượng là cần thiết để tạo điểm nhấn và cảnh quan đồng bộ ở trục trung tâm thành phố. Ông Đỗ Văn Lân, Phó Phòng Quản lý văn hóa (Sở VHTT Thừa Thiên Huế) cho hay, ngoài 3 vườn tượng tại TP Huế các trại sáng tác quốc tế qua các kỳ Festival Huế còn để lại 2 vườn tượng tại khu du lịch Hồ Thủy Tiên (thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy) và tại Tam Giang Resort - nay là Sun&Sea Resort (tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang). Về cơ bản, các vườn tượng tại TP Huế đã phát huy được giá trị, nhưng 2 vườn tượng tại các khu du lịch thì cộng đồng khó tiếp cận. Đặc biệt, trải qua thời gian dài khu du lịch Hồ Thủy Tiên đóng cửa nên vườn tượng gần như bị “bỏ quên”, rất lãng phí. Chính vì thế, ngành văn hóa từng phối hợp với UBND TP Huế và các đơn vị liên quan đã có chuyến khảo sát hệ thống vườn tượng trên địa bàn, qua đó đề xuất một số giải pháp trước mắt để phát huy giá trị. Về lâu dài, Sở VHTT sẽ phối hợp với các ngành chức năng xây dựng đề án sắp xếp tượng, vườn tượng, biểu tượng kiến trúc nghệ thuật trên toàn tỉnh.

Các giải pháp trước mắt được ông Lân đề cập là di chuyển một số tác phẩm điêu khắc tại khu du lịch Hồ Thủy Tiên đưa về trưng bày ở các điểm xanh trung tâm TP Huế. Đây là những tác phẩm có giá trị mỹ thuật, tình trạng đang còn tốt và có độ bền cao, phù hợp với cảnh quan đô thị tại các điểm xanh. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Công viên cây xanh Huế cũng cho hay, những ngày qua đơn vị này đã tích cực tập trung cải tạo, chỉnh trang các điểm xanh để phục vụ cộng đồng địa phương và du khách. Trong đó, đơn vị cũng đã vận chuyển một số tác phẩm điêu khắc nghệ thuật từ Hồ Thủy Tiên về đặt tại một số điểm. “Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng chỉnh trang cảnh quan ở các điểm khác ở thành phố, kết hợp với việc trưng bày các tác phẩm điêu khắc phù hợp nhằm tạo không gian xanh và điểm đến lý thú cho cộng đồng”, ông Quý nhấn mạnh. 

 SƠN THÙY

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top