Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Nhiều lễ tết ở châu Á lặng lẽ trong... giãn cách

Thứ Sáu 16/04/2021 | 10:45 GMT+7

VHO- Trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 mới không ngừng gia tăng tại nhiều nước châu Á, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần tiếp tục nâng cao cảnh giác, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

 Tết Songkran vắng lặng tại Thái Lan Ảnh: REUTERS

Do đó nhiều lễ tết quan trọng tại lục địa này đã bị giới hạn quy mô, điều chỉnh hình thức và giảm bớt các hoạt động tập trung đông người.

Thêm “điểm nóng” Covid-19 mới

Trong nửa đầu tháng 4, Ấn Độ liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm mới mỗi ngày ở mức cao nhất thế giới, với hơn 100.000 ca, cao gấp nhiều lần so với chưa đầy 10.000 người hồi đầu năm. Riêng ngày 14.4, quốc gia Nam Á này có thêm hơn 184.000 ca mắc mới, mức cao nhất từ trước tới nay. Hiện Ấn Độ đã vượt Brazil và chỉ sau Mỹ về số ca mắc Covid-19. Bên cạnh đó, một số quốc gia Nam Á khác cũng đang phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh mới có diễn biến ngày càng phức tạp. Tại Bangladesh, số ca nhiễm mới theo ngày đang tăng gấp 7 lần và số ca tử vong tăng gấp 3 lần. Còn tại Pakistan, nước này cũng ghi nhận trên 734.400 ca nhiễm, trong đó trên 15.700 ca tử vong do Covid-19.

Tình hình dịch bệnh cũng đang có xu hướng “nóng lên” tại một số nước Đông Nam Á, thậm chí ngay cả những quốc gia lâu nay vẫn được coi là khá an toàn, hiệu quả trong việc phòng, chống Covid-19 cũng đang phải căng mình đối phó với làn sóng dịch bệnh mới. Tại Thái Lan, sau nhiều tháng ngăn chặn thành công, ngày 14.4 nước này xác nhận đã có thêm 1.335 ca mắc mới, cao nhất kể từ đầu dịch. Đợt bùng phát dịch lần này tại Thái Lan được đánh giá là khá nghiêm trọng, do sự xuất hiện của biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tiên tại Anh, có nguy cơ lây lan nhanh hơn. Nhiều chính trị gia Thái Lan đã phải cách ly và dịch bệnh đã lây lan tại 74/77 tỉnh, thành của nước này. Trong khi đó, tại Campuchia, chỉ chưa đầy 2 tháng từ khi xuất hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng, tính đến ngày 14.4, số ca mắc Covid-19 tại quốc gia này đã lên tới 4.874 ca, tăng hơn 8 lần so với thời điểm giữa tháng 2.

Mùa lễ tết thận trọng

Trước làn sóng Covid-19 mới bùng phát, chính phủ Ấn Độ đã phải cắt giảm đáng kể quy mô tổ chức lễ hội Kumbh Mela, vốn được xem là lễ hội tâm linh lớn nhất thế giới. Đồng thời, Ban tổ chức lễ hội cũng yêu cầu những người tham dự bắt buộc phải có giấy chứng nhận âm tính với virus SARS-CoV-2. Còn tại Bangladesh, ngày 14.4 là ngày đầu tiên của năm mới theo lịch Bengali, thường là dịp hàng triệu người đổ về các thành phố lớn, nhưng năm nay, đây cũng là ngày áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt bắt đầu có hiệu lực. Trong 8 ngày phong tỏa, người dân chỉ được phép ra ngoài mua thực phẩm, thuốc men hoặc các trường hợp khẩn cấp. Tất cả các hoạt động lễ hội trong dịp Ramadan của người Hồi giáo buộc phải hủy bỏ.

Tại xứ sở chùa Vàng, đây là năm thứ 2 liên tiếp người dân Thái Lan đón mừng dịp lễ lớn nhất trong năm là Tết Songkran mà không té nước, tiệc tùng hay biểu diễn. Đường phố trên khắp Thái Lan vắng lặng do chính quyền kêu gọi người dân tránh tụ tập, di chuyển để phòng ngừa dịch bệnh. Thay vào đó, trong những ngày đầu tiên của năm mới, người dân ở quốc gia Phật giáo này chủ yếu đi chùa dâng lễ kính Phật. Tuy nhiên, nhiều ngôi chùa cũng đã đóng cửa để phòng dịch bệnh. Trong khi đó, Tết Chôl Chnăm Thmây của người Khmer tại Campuchia cũng ảm đạm bởi dịch bệnh bùng phát. Chính phủ khuyến cáo người dân tổ chức tiệc mừng Tết cổ truyền Khmer ở nhà, tránh đi đến những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, tuyệt đối không đi lại giữa các tỉnh và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng dịch.

Ngoài ra, một số nước châu Á khác cũng buộc phải siết chặt biện pháp hạn chế khi tháng lễ Ramadan linh thiêng của người Hồi giáo bắt đầu (13.4-13.5). Tại Indonesia, chính quyền cho phép các tín đồ thực hiện các buổi cầu nguyện tại các địa điểm thờ tự, song giới hạn lượng người tham dự ở mức tối đa 50% với các quy trình y tế nghiêm ngặt, khuyến khích người khỏe mạnh dùng bữa tại nhà riêng cùng gia đình, thời lượng của các buổi cầu nguyện hoặc giảng đạo trong tháng Ramadan được giới hạn không quá 15 phút. Tuy nhiên, tại các khu vực có nguy cơ lây nhiễm ở mức cao và trung bình, tất cả các hoạt động này bị cấm hoàn toàn. Trong khi tại Pakistan, các đền thờ chỉ cho phép tín đồ cầu nguyện ngoài sân và tuân thủ giãn cách xã hội nghiêm ngặt.

Theo các chuyên gia y tế, trong khi dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và chiến dịch tiêm chủng vắcxin ngừa Covid-19 còn chậm chạp, không đồng đều giữa các quốc gia, thì việc duy trì các biện pháp phòng, chống dịch bệnh vẫn là yếu tố then chốt để giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh. Bởi vậy, động thái kiểm soát chặt chẽ các hoạt động lễ hội có nguy cơ tập trung đông người của chính quyền các nước là hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo sự an toàn cho chính người dân trước sự tấn công của đại dịch. 

 BÙI THƯƠNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top