Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Dùng “đòn bẩy” thể chế để phát triển du lịch

Thứ Tư 07/04/2021 | 10:07 GMT+7

VHO- “Trước vận mệnh đất nước, trước yêu cầu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần làm hết sức để tạo động lực cho Du lịch Việt Nam, trong đó tập trung vào việc dùng thể chế để tháo gỡ điểm nghẽn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển”

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng yêu cầu Chương trình hành động phải chỉ ra những điểm mới, đột phá, phù hợp với tình hình mới để phát triển du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã chỉ đạo như vậy tại cuộc làm việc với Tổng cục Du lịch ngày 6.4, về việc xây dựng dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (gọi tắt là Đại hội XIII), Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm giai đoạn 2021- 2025 trong lĩnh vực Du lịch.

Phục hồi và phát triển du lịch phù hợp với tình hình mới

Trước đó, khi dự Hội nghị triển khai công tác năm 2021 của Tổng cục Du lịch, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã yêu cầu Tổng cục Du lịch sớm hoàn thiện Chương trình hành động này, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm khắc phục hậu quả đại dịch Covid-19, phục hồi và phát triển du lịch thời gian tới phù hợp với tình hình mới, xứng với tiềm năng vốn có và kỳ vọng của xã hội.

Dự thảo lần 1 này đề ra mục tiêu quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021- 2030) và Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021- 2025 trong lĩnh vực Du lịch. Cụ thể hoá các mục tiêu, định hướng, giải pháp phát triển du lịch đã được đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021- 2030) và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Đồng thời, xác định các nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên phát triển Du lịch Việt Nam trong 5 năm 2021- 2025 để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, định hướng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2025.

Chương trình hành động cũng đề ra yêu cầu triển khai đồng bộ, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL, cơ quan tham mưu, quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương, chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chương trình này.

Các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện, đề xuất phương án bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực cần thiết triển khai các nhiệm vụ được giao, đảm bảo hiệu quả, thiết thực, có kiểm soát, đánh giá định kỳ.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch) cho biết: “Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII được xây dựng có 8 nhóm nhiệm vụ: Khắc phục hậu quả đại dịch Covid-19, phục hồi và phát triển du lịch; hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý du lịch và triển khai thực hiện chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về phát triển du lịch; xây dựng và quản lý việc thực hiện các quy hoạch phát triển du lịch; phát triển sản phẩm du lịch và quản lý chất lượng dịch vụ du lịch; phát triển thị trường, tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thị trường lao động du lịch bền vững; tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại, công nghệ số trong ngành Du lịch…”

Với những nhiệm vụ cụ thể, dự thảo đề cập việc rà soát các quy định pháp luật, kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng, người dân tham gia kinh doanh du lịch, vượt qua khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng và người dân tham gia kinh doanh du lịch phát triển sản phẩm mới, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho người lao động, xúc tiến quảng bá, phục hồi và phát triển thị trường du lịch. Tổ chức truyền thông, quảng bá Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn ở trong và ngoài nước. Hướng dẫn, tuyên truyền các quy định, biện pháp phòng chống dịch bệnh, trong hoạt động du lịch, bảo đảm an toàn cho khách du lịch và người lao động trong ngành Du lịch.

Ngành Du lịch cũng đề xuất điều chỉnh mục tiêu Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 cho phù hợp với tình hình mới; tổ chức khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược vào năm 2025. Triển khai có hiệu quả Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết 36 của BCH TW khoá XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045; Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện, các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý và phát triển du lịch. Xây dựng và hoàn thiện quy định về quản lý mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực du lịch; hoàn thành Nghị định về mô hình quản lý khu du lịch quốc gia trình Chính phủ phê duyệt năm 2021 và triển khai ngay sau khi được phê duyệt. Xây dựng tiêu chuẩn, quy định quản lý, kinh doanh đối với các loại hình chăm sóc sức khoẻ, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái…

               Bộ VHTTDL đang hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII trong lĩnh vực Du lịch

Liên quan đến quy hoạch phát triển du lịch, cần hoàn thành lập Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch; tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn, giám sát việc triển khai, thực hiện các quy hoạch liên quan đến phát triển du lịch tại địa phương; thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch Việt Nam….

Những nhiệm vụ về phát triển sản phẩm du lịch mới, chủ đạo, đặc trưng, theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, có sức cạnh tranh cao, có thương hiệu; tăng trưởng xanh; phát cơ cấu lại thị trường du lịch, tập trung vào các thị trường quốc tế có khả năng chi chả cao; quan tâm nhiều hơn đến thị trường nội địa; tăng cường chuyển đổi số trong phát triển du lịch… cũng được dự thảo trong Chương trình hành động.

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu

Thứ trưởng Nguyễn Văn Hùng yêu cầu: “Trước vận mệnh đất nước, trước yêu cầu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành Du lịch cần phải có một chương trình hành động cụ thể, thiết thực, bám sát Nghị quyết Đại hội XIII và thực tiễn cuộc sống. Trong đó, phải tìm ra những điểm mới, điểm đột phá để hành động, tập trung vào thể chế để tháo gỡ điểm nghẽn, dùng “đòn bẩy” thể chế để phát triển du lịch”

Đồng thời, căn cứ vào tình hình thực tế, cần định lượng rõ lượng khách, doanh thu của ngành Du lịch trong giai đoạn tới khi thực hiện Chương trình hành động này.

Thứ trưởng cũng lưu ý, chuyển đổi số là xu thế tất yếu để đưa du lịch phát triển, trở thành ngành kinh tế số. Vì thế, ngành Du lịch cần đẩy mạnh nhiệm vụ này, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, có khả năng kết nối toàn ngành. Bên cạnh đó, các nhiệm vụ cũng cần phải phù hợp với các cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia. Chú ý việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực quản lý, quản trị, kỹ trị. Xây dựng các doanh nghiệp tư nhân thành các tập đoàn kinh tế lớn có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Quan tâm việc phát triển hạ tầng du lịch, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa; hỗ trợ các địa phương xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù; lựa chọn những dự án du lịch trọng điểm; đẩy mạnh mô hình kinh tế ban đêm; phát triển du lịch biển đảo, nhất là hệ thống biển đảo trung bờ, xa bờ…

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch: Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và mang nội hàm văn hoá sâu sắc, vì thế, những nhóm nhiệm vụ trên cần được phối hợp thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Dự thảo Chương trình hành động có chỉ ra 18 bộ, ngành, cơ quan trung ương; các địa phương, tổ chức mà Bộ VHTTDL cần phối hợp tổ chức thực hiện, triển khai nhiệm vụ”.

Để có chiến lược dài hơi để phát triển du lịch thời gian tới, huy động được nguồn lực trí tuệ, chất xám của các thành phần trong xã hội, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng cần thiết phải tổ chức một Hội nghị bàn về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII trong lĩnh vực Du lịch và giao Tổng cục Du lịch chuẩn bị để tổ chức trong tháng 5.2021.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Hùng yêu cầu Tổng cục Du lịch tiếp thu ý kiến tại buổi làm việc, triển khai tiếp việc xin ý kiến các bộ, ngành liên quan, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp du lịch lớn, các chuyên gia du lịch… để hoàn thiện dự thảo, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.

THUÝ HÀ, ảnh TRẦN HUẤN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top