Những ai được khuyến cáo tiêm vắcxin Covid-19?

VHO- Đến cuối giờ chiều ngày 10.3, cả nước có 955 cán bộ, nhân viên y tếđang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng đã được tiêm vắcxin AstraZeneca phòng chống Covid-19.

Sau đợt triển khai đầu sẽ triển khai tiêm rộng rãi cho người dân. Tuy nhiên, có nhiều đối tượng được khuyến cáo khi tiêm phải có chỉ định của bác sĩ.

Những ai được khuyến cáo tiêm vắcxin Covid-19? - Anh 1

 Điều dưỡng Vũ Thanh Thư, người được tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) có phản ứng sốt nhẹ sau tiêm Ảnh: ĐẶNG THANH

Ghi nhận một số trường hợp phản ứng

Trong 2 ngày 8-9.3, theo báo cáo nhanh từ các địa điểm tiêm chủng đãghi nhận một sốtrường hợp phản ứng sau tiêm chủng vắcxin Covid-19 AstraZeneca, có5 trường hợp được theo dõi xử trí tại bệnh viện, trong đócó2 trường hợp phản vệ độ2 đãđược xử lý theo quy định và3 trường hợp cóbiểu hiện tiêu chảy, dịứng, kẹt huyết áp. Sức khỏe của tất cảcác trường hợp trên hiện đãổn định. Còn lại tuyệt đại đa sốlàphản ứng thông thường sau tiêm chủng đãđược khuyến cáo nhưđau cơ, mệt mỏi, sốt, đau đầu, ớn lạnh, sưng đau tại chỗ tiêm, buồn nôn…

Dự án TCMR khẳng định, trong ba ngày triển khai đầu tiên, công tác an toàn tiêm chủng luôn được đặt lên hàng đầu vàđược các địa phương thực hiện nghiêm túc. Trong tháng 3-4 tới đây có 5,657 triệu liều vắc xin Covid-19 sẽ về đến Việt Nam và triển khai tiêm rộng rãi người dân. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, có một số đối tượng trước khi tiêm cần có sự chỉ định của bác sĩ như phụ nữ cóthai khuyến cáo tiêm vắcxin khi lợi ích của vắcxin vượt trội hơn nguy cơ tiềm ẩn cho mẹ vàthai nhi. Ví nhưđối tượng thuộc nhóm cónguy cơ phơi nhiễm cao hoặc cócác bệnh đi kèm nằm trong nhóm nguy cơ cao bịmắc Covid-19 nặng. Đối với phụ nữ cho con bú, tiêm vắcxin nếu họ thuộc nhóm đối tượng nguy cơ, không cần tạm ngừng cho con bú sau khi tiêm.

Người nhiễm HIV, suy giảm miễn dịch, tiêm vắcxin nếu thuộc nhóm nguy cơ phơi nhiễm hoặc nguy cơmắc bệnh nặng, không cần xét nghiệm HIV trước khi tiêm. Người bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó, chỉ định tiêm dù có hoặc không triệu chứng; người đang mắc Covid-19, sẽ tiêm sau 6 tháng khỏi bệnh.

Khuyến cáo dành cho bệnh nhân ung thư

Bên cạnh đó, người có tiền sửđiều trị trước đó bằng kháng thể kháng Covid-19 sẽ tiêm sau 90 ngày; người từ65 tuổi trở lên, người có bệnh nền, cần tiêm vắcxin vì đây là nhóm có nguy cơmắc bệnh nặng. Các trường hợp có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau lần tiêm chủng vắcxin Covid-19 trước đó sẽ không tiêm liều thứ2. Tạm hoãn tiêm đối với các trường hợp đang mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng hay mãn tính tiến triển; tiêm vắcxin phòng Covid-19 tối thiểu cách 14 ngày với các vắcxin phòng bệnh khác.

Đặc biệt, với bệnh nhân ung thư, theo TS.BS Nguyễn Tiến Quang, Chủ tịch Hội đồng quản lýBệnh viện K, dù bệnh nhân ung thư có hệthống miễn dịch cơthể suy giảm, tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ kém hơn do ảnh hưởng của bệnh ung thư và các phương pháp điều trị, nhưng cho đến nay chưa có dữliệu nào cho thấy vắcxin Covid- 19 không hiệu quả và thiếu an toàn trên bệnh nhân ung thư. Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện K cho rằng, bệnh nhân ung thư đang điều trị có thể được tiêm vắcxin Covid-19 nếu người bệnh không có chống chỉ định hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Tiêm phòng không làm ảnh hưởng đến liệu trình điều trị ung thư cũng như không giảm hiệu quả của vắcxin. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân hoá trị phác đồđa thuốc, liều cao hoặc ghép tế bào gốc tạo máu, được khuyến cáo nên trì hoãn tiêm chủng vắcxin Covid-19 vì các dữliệu thực tế cho thấy hầu hết các loại vắcxin chủng ngừa các bệnh có hiệu quả hạn chế trong thời gian bệnh nhân bị ức chế miễn dịch. Bệnh nhân đang điều trị corticorsteroid, cũng là một liệu pháp ức chế miễn dịch, có thể làm giảm hiệu quả của vắcxin Covid-19. Do vậy cần thảo luận với bác sĩ điều trị về thời gian phù hợp có thể tiêm vắcxin. Nhìn chung các bác sĩ sẽ cân nhắc tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương, tình trạng bệnh ung thư và ảnh hưởng của việc tạm ngừng các phương pháp điều trị ung thư trên từng người bệnh cụthể để quyết định có tiêm vắc xin ngay hay trì hoãn.

“Đối với bệnh nhân phẫu thuật liên quan đến ung thư, vì tiêm vắcxin có thể gây sốt trong vòng 24-48h đầu nên tốt nhất tiêm vắcxin vài ngày trước khi tiến hành phẫu thuật. Tất cả các bệnh nhân ung thư có tiền sửdị ứng, sốc phản vệvới các thuốc điều trị ung thư, cần tham khảo chuyên gia dị ứng về việc tiêm vắcxin Covid-19. Đối với bệnh nhân ung thư đang xạtrị, có thể tiêm phòng vắc xin sớm mà không cần tạm ngừng quá trình xạtrị”, BS.TS Nguyễn Tiến Quang nhấn mạnh. 

QUỲNH HOA

Ý kiến bạn đọc