Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện: Sẽ phải thông báo cho chính quyền địa phương nơi cư trú...?

Thứ Tư 30/12/2020 | 14:30 GMT+7

VHO-  Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án quy định cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện. 

 Ca sĩ Thủy Tiên trao tiền hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do lũ lụt ở Quảng Trị 

Bộ Tài chính vừa đưa ra lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Dự thảo nêu rõ, việc công khai kết quả vận động đóng góp, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện… thực hiện bằng một hoặc một số hình thức sau: Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa điểm sinh hoạt cộng đồng; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan có liên quan; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; công khai trên Trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị (nếu có). 
Trong đó có hình thức bắt buộc là công khai trên Trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị; trường hợp chưa có Trang thông tin điện tử, thực hiện niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hàng đóng góp tự nguyện trước từ 1 đến 3 ngày bắt đầu tổ chức thực hiện. Công khai đối tượng hỗ trợ, chính sách hỗ trợ và mức hỗ trợ ngay từ khi bắt đầu thực hiện hỗ trợ. Thời gian công khai là 30 ngày đối với hình thức niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị, điểm sinh hoạt cộng đồng và công khai trên trang thông tin điện tử. Công tác tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố thực hiện theo quy định tại Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai tại Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ. 
Bộ Tài chính cũng đề xuất 2 phương án quy định cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện. Phương án 1: Về vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện: Khi cá nhân có nguyện vọng vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố thì thông báo cho chính quyền địa phương nơi cư trú về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật) theo mẫu sẽ ban hành kèm theo Nghị định. Về phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện: Cá nhân cần thông báo chính quyền địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ về phạm vi, mức, thời gian hỗ trợ theo mẫu sẽ ban hành kèm theo Nghị định, để được phối hợp, hướng dẫn việc thực hiện phân phối nguồn đóng góp tự nguyện cũng như đảm bảo an toàn, trật tự xã hội. Về công khai nguồn đóng góp tự nguyện: Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Cá nhân có trách nhiệm báo cáo, công khai về hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện khi được yêu cầu. 
Phương án 2: Quy định 1 Điều, cụ thể: Khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra trong nước, gây thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân, cá nhân được phép vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn. Các cá nhân phải tuân thủ theo quy định của pháp luật có liên quan. 
Tại Tờ trình về dự thảo Nghị định này, Bộ Tài chính cho rằng Nghị định số 64/2008/NĐ-CP quy định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện đã bộc lộ một số bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện, cần phải sửa đổi. Trong đó đáng chú ý phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 64/2008/ NĐ-CP chưa bao quát hết công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục khó khăn cho người dân do tác động của dịch bệnh theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Thú y, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật; chưa điều chỉnh đối với cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện trực tiếp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Đồng thời, chưa điều chỉnh đối với hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, cơ sở y tế, cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Thời gian để tổ chức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện sau mỗi đợt thiên tai, sự cố theo quy định hiện nay là không quá 60 ngày được các địa phương nhận định là còn ngắn, đặc biệt là đối với công tác tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, đồng bào người Việt sinh sống tại nước ngoài. 
Hiện nay, các nội dung chi từ nguồn vận động, đóng góp tự nguyện chủ yếu tập trung vào việc cứu đói, cứu rét (lương thực, thực phẩm, chăn màn, quần áo, thuốc chữa bệnh…), cấp cứu người bị thương, hỗ trợ gia đình có người chết, người bị nạn; hỗ trợ xây dựng nhà bị đổ, bị trôi, bị hư hỏng nặng do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố nhằm ổn định cuộc sống trước mắt đối với nạn nhân, thân nhân của nạn nhân. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng vùng thiên tai cũng bị thiệt hại, đặc biệt là thủy lợi nội đồng; giao thông thôn, xã; những công trình này chủ yếu được đầu tư từ nguồn huy động động nhân dân đóng góp nên khó khăn trong việc sửa chữa, khôi phục. Việc chưa có quy định về nội dung chi sửa chữa cơ sở hạ tầng vùng bị thiên tai là chưa phù hợp với quy định tại Luật phòng, chống thiên tai năm 2013. 
Ngoài ra chưa có quy định hình thức hỗ trợ (bằng tiền hay hiện vật) từ nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các nội dung chi hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. 

 

 Khi cá nhân có nguyện vọng vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố thì thông báo cho chính quyền địa phương nơi cư trú về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật) theo mẫu sẽ ban hành kèm theo Nghị định.

 P.V – LÂM SƠN 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top