Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Quản lý văn hóa phẩm trên mạng xã hội còn nhiều hạn chế

Thứ Sáu 18/12/2020 | 15:18 GMT+7

VHO - Sáng 18.12, Thành ủy TP.HCM đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27.7.2010 của Ban bí thư về “Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”. 

Báo cáo tổng kết, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Nguyễn Như Khuê cho biết, 10 năm qua, kinh tế TP tiếp tục duy trì tốc độ phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động văn hóa, xây dựng con người văn hóa phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, năng động, vượt khó, nhân ái, nghĩa tình của người dân TP; xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa, đáp ứng nhu cầu văn hóa ngày càng cao của người dân cả nước.
Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 46 và Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 22.6.2011 của Thành ủy TP.HCM về thực hiện Chỉ thị số 46, công tác xây dựng đời sống văn hóa và chống các văn hóa phẩm độc hại trên địa bàn TP luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị TP tập trung thực hiện đồng bộ hiệu quả, phát huy sự đoàn kết, năng động, sáng tạo của người dân TP, tạo động lực để thúc đẩy TP.HCM phát triển nhanh về kinh tế xã hội. 

Hội nghị đánh giá toàn diện những kết quả cũng như hạn chế, tồn tại sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 46 của Ban Bí thư và Chương trình hành động 15 của Thành ủy

Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hóa được triển khai đồng bộ tại các địa phương, đơn vị, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình văn hóa trong các tầng lớp Nhân dân. Hàng năm TP chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật chuyên nghiệp và văn nghệ quần chúng trên địa bàn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và sáng tạo, nhiều chương trình có giá trị nghệ thuật và tính giáo dục cao, góp phần nâng cao nhu cầu hưởng thụ về văn hóa của người dân trên địa bàn.
Qua 10 năm thực hiện, các danh hiệu văn hóa đã có sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng năm 2010. TP luôn quan tâm đầu tư, tạo điều kiện để các hội văn học - nghệ thuật TP nghiên cứu sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học - nghệ thuật, hỗ trợ kinh phí đầu tư sáng tác các tài năng ở các lĩnh vực văn học, nghệ thuật (trên 5 tỉ đồng/năm)... 

Theo nhận định, công tác quản lý nhà nước về văn hóa, nhất là quản lý văn hóa phẩm trên mạng xã hội, còn nhiều hạn chế

Hội nghị cũng nhận định, trong quá trình hội nhập và phát triển, cùng với những mặt tích cực về phát triển kinh tế, xã hội, sự chống phá của các thế lực thù địch, sự xâm nhập các sản phẩm văn hóa độc hại, các trào lưu văn hóa, tính thực dụng văn hóa từ nước ngoài như bạo hành, xâm hại phụ nữ trẻ em, vi phạm pháp luật đang tác động xấu đến việc giáo dục hình thành nhân cách trong thanh thiếu nhi. Một số cấp ủy Đảng nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa - văn nghệ trong đời sống xã hội vẫn chưa đúng mức. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, nhất là quản lý văn hóa phẩm trên mạng xã hội, còn nhiều hạn chế; công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết đối với các sản phẩm văn hóa độc hại; công tác “chống” có mặt nhưng chưa tương xứng nỗ lực với công tác “xây”. Bên cạnh đó, năng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tham mưu trên lĩnh vực văn hóa chưa theo kịp sự phát triển của TP, công tác nắm bắt tình hình và dự báo còn hạn chế, chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực và quản lý văn hóa chưa đáp ứng yêu cầu. Một vài đơn vị hoạt động nghệ thuật còn nặng tính giải trí, hạ thấp chức năng giáo dục, thẩm mỹ. Nhiều văn hóa phẩm in lậu, không rõ nguồn gốc có nội dung xấu, cổ vũ lối sống dung tục, thiếu lành mạnh… còn xuất hiện trên thị trường, nhất là trên không gian mạng. Tác phẩm văn học - nghệ thuật chưa phản ánh đúng mức thành tựu của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, còn thiếu những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Công tác đấu tranh phản bác quan điểm sai trái trong văn học - nghệ thuật chưa kịp thời...
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Lệ đề nghị các cấp ủy Đảng tiếp tục thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW của Ban Bí thư; thường xuyên tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về tác hại, hậu quả trước mắt và lâu dài của các sản phẩm văn hóa độc hại; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; đấu tranh, ngăn chặn, bài trừ sản phẩm văn hóa độc hại... xây dựng con người TP phát triển toàn diện với những giá trị văn hóa, tiến bộ của dân tộc, tạo sức đề kháng chống sự xâm nhập của sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội… 
Dịp này, UBND TP tặng Bằng khen cho 34 tập thể và 19 cá nhân đã có thành tích trong thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW của Ban Bí thư về “Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”.

T.TRANG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top