Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Quy định mới về hoạt động nghệ thuật biểu diễn

Thứ Sáu 18/12/2020 | 09:30 GMT+7

VHO- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Nghị định áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên lãnh thổ Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

Nghị định mới ban hành sẽ góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn

Phân cấp cụ thể các đơn vị nhà nước có thẩm quyền

Theo đó, hoạt động nghệ thuật biểu diễn là hoạt động tạo ra những sản phẩm nghệ thuật được định hình dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh để truyền đạt trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện kỹ thuật tới công chúng dưới các hình thức biểu diễn nghệ thuật; lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật. Loại hình nghệ thuật biểu diễn bao gồm: Sân khấu, âm nhạc, múa và các hình thức diễn xướng dân gian từ truyền thống đến hiện đại của Việt Nam và thế giới.

Nghị định gồm 5 chương với 31 điều, có nhiều điểm mới hướng tới việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng cấp đối với việc quản lý nhà nước trên lĩnh vực hoạt động nghệ thuật biểu diễn, vừa cắt giảm những thủ tục hành chính rườm rà, vừa hạn chế những tiêu cực, bất cập. Nghị định đã tạo được một khung sườn pháp lý cho các cơ quan chức năng, đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn của hoạt động nghệ thuật biểu diễn hiện nay.

Việc phân cấp, phân quyền cấp phép tổ chức các hoạt động nghệ thuật biểu diễn, các cuộc thi là một trong những nội dung gây nhiều tranh luận thời gian qua đã được Nghị định mới quy định cụ thể hơn. Theo Điều 10 quy định để được tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện sau: Là đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật; Phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật; Có văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bộ VHTTDL chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương; UBND cấp tỉnh chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trên địa bàn quản lý, không thuộc trường hợp do Bộ VHTTDL chấp thuận. Đồng thời, trước khi tổ chức biểu diễn, đơn vị tổ chức có trách nhiệm thông báo tới UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện nơi tổ chức biểu diễn theo quy định.

Nghị định cũng quy định các hình thức tổ chức biểu diễn nghệ thuật bao gồm: Tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị; biểu diễn nghệ thuật phục vụ nội bộ cơ quan và tổ chức, tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, nhà hàng không bán vé xem biểu diễn nghệ thuật và các hình thức tổ chức biểu diễn nghệ thuật khác theo quy định tại Nghị định. Cơ quan, tổ chức thực hiện các hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải thông báo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi tổ chức. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chịu trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt. Tổ chức, cá nhân bị dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật và chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật. Trường hợp tiếp tục thực hiện hoạt động biểu diễn nghệ thuật, tổ chức, cá nhân có văn bản đề xuất phương án tiếp tục tổ chức gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn về văn hóa, các cơ quan trực thuộc và UBND các cấp theo phân cấp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật biểu diễn theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án về hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn.

Tới đây, các cá nhân muốn ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu không cần phải đạt danh hiệu nào ở một cuộc thi người đẹp nào ở trong nước

Mục 3 quy định tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu quy định với các cuộc thi dành cho tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý  nội bộ của  cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động  theo Điều 15 cần gửi thông báo tới UBND cấp huyện nơi tổ chức cuộc thi trước khi tổ chức. Người đứng đầu chịu trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt. Cơ quan, tổ chức gửi thông báo bằng văn bản trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan tiếp nhận thông báo ít nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức cuộc thi. Điều 16 của Mục 3 quy định điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu đối với các cuộc thi người đẹp người mẫu không trong phạm vi nội bộ của cơ quan thì phải là  đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật; hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn; tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quy định của pháp luật khi tổ chức các cuộc thi phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật; Có văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 1 Điều này là UBND cấp tỉnh nơi tổ chức cuộc thi.

Cắt giảm những thủ tục hành chính rườm rà

Hoạt động biểu diễn nghệ thuật chỉ được tổ chức sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận có:  Văn bản đề nghị tổ chức biểu diễn nghệ thuật; Kịch bản, danh mục tác phẩm gắn với tác giả, người chịu trách nhiệm chính về nội dung chương trình (đối với tác phẩm nước ngoài phải kèm bản dịch tiếng Việt có chứng thực chữ ký người dịch).

Thêm một điểm mới đáng chú ý của nghị định 144 là quy định về điều kiện đối với cá nhân Việt Nam ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu. Theo đó, cá nhân Việt Nam ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu chỉ cần có giấy mời của tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi quốc tế; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; không trong thời gian bị đình chỉ hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cũng tương tự như các lĩnh vực khác, việc lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật cũng sẽ do hai cơ quan là Bộ VHTTDL (đối với bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật được các đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật ở trung ương lưu hành), UBND cấp tỉnh (đối với tổ chức, cá nhân thuộc địa phương). 

Về việc dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật, Nghị định mới quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật bằng văn bản đối với một trong các trường hợp quy định sau: Vi phạm quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn; Không thông báo hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định; Vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp; Cơ quan nhà nước có thẩm quyền dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật là cơ quan tiếp nhận thông báo hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận quy định tại Nghị định này. Văn bản yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải nêu rõ lý do, thời điểm dừng.

Từ những điểm mới của Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn cho thấy  hướng tới việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng cấp đối với việc quản lý nhà nước trên lĩnh vực hoạt động nghệ thuật biểu diễn, vừa cắt giảm những thủ tục hành chính rườm rà, vừa hạn chế những tiêu cực, bất cập. Trên cơ sở các nội dung đặt ra, Nghị định mới đã tạo được một khung pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn của hoạt động nghệ thuật biểu diễn hiện nay. Nghị định  có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.2.2021.

HIỀN LƯƠNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top