Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Luật Điện ảnh (sửa đổi) lấp nhiều khoảng trống

Thứ Tư 09/12/2020 | 17:03 GMT+7

VHO- Hội nghị - Hội thảo đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) đã được Bộ VHTTDL tổ chức  ngày 9.12 tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; Sở VHTTDL, Sở VHTT, các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia, cơ sở điện ảnh...Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông điều hành Hội nghị- Hội thảo.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông điều hành Hội nghị- Hội thảo

Khẳng định Luật Điện ảnh năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh, theo Thứ trưởng Tạ Quang Đông, các quy định pháp luật đã tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, tạo cơ sở để phát triển điện ảnh Việt Nam.
Sau 14 năm thi hành Luật, điện ảnh Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; thu hút, khuyến khích tổ chức, cá nhân từ mọi thành phần kinh tế tham gia vào các lĩnh vực hoạt động của điện ảnh; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm thông qua chương trình mục tiêu phát triển điện ảnh. Việt Nam đã có chính sách tài trợ cho việc phổ biến phim phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nông thôn, thiếu nhi, lực lượng vũ trang và phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại... Bên cạnh đó, các quy định về việc thành lập các cơ sở sản xuất phim, phát hành và phổ biến phim; việc tổ chức, tham gia liên hoan phim, hội chợ phim... đã đưa điện ảnh Việt Nam vươn xa, hòa nhập vào dòng chảy điện ảnh quốc tế.

“Trong bối cảnh nền kinh tế -xã hội đạt được nhiều thành tựu lớn về mọi mặt, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt đứng trước cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4, Luật Điện ảnh hiện hành đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu để điều chỉnh phù hợp, góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động điện ảnh, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh. Chính vì vậy, năm 2019, Bộ VHTTDL đã trình Đề nghị xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi) và được Chính phủ thông qua với 4 chính sách: Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất phim; Hỗ trợ, khuyến khích phát hành, phổ biến phim Việt Nam; Khuyến khích, thu hút tổ chức, cá nhân tham gia xúc tiến, quảng bá điện ảnh trong và ngoài nước; Đổi mới công tác quản lý, áp dụng công nghệ tiên tiến trong bối cảnh phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật”, Thứ trưởng Tạ Quang Đông nhấn mạnh.

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết, trải qua 14 năm thi hành, Luật Điện ảnh đã tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động điện ảnh, đóng góp quan trọng cho công tác quản lý nhà nước và phát triển sự nghiệp của ngành điện ảnh. Số lượng phim Việt Nam sản xuất ngày càng tăng, năm 2019 trở thành năm có doanh thu phim Việt Nam cao nhất, đặc biệt là sự phát triển của các đơn vị sản xuất và phát hành, phổ biến phim tư nhân. Điều này phù hợp với chủ trương phát triển xã hội hóa các hoạt động điện ảnh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển công nghiệp điện ảnh.
“Tuy nhiên, trước sự vận động của đời sống xã hội cùng sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, kỹ thuật số, Luật Điện ảnh đã bộc lộ nhiều điểm không phù hợp với thực tế. Trong đó, vấn đề khai thác, phổ biến phim trên không gian mạng và các phương tiện nghe nhìn, thiết bị di động là những những nội dung mới, chưa được đề cập đầy đủ trong Luật Điện ảnh năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2009”, theo Cục trưởng Vi Kiến Thành.

Đi kèm với đó là vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, thiếu bình đẳng đang diễn biến phức tạp mà luật chưa quy định cụ thể, chưa có chế tài xử lý. Thêm vào đó, các hoạt động cung cấp dịch vụ và sản xuất phim có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn do chưa thống nhất, đồng bộ với nhiều quy định khác, giấy phép còn chồng chéo, quy trình còn nhiều bước, gây mất thời gian cho doanh nghiệp, các nhà sản xuất…
Theo Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành, dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) gồm 8 chương, 44 điều, có nhiều nội dung mới so với Luật Điện ảnh năm 2006 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh năm 2009: quy định về nguyên tắc của hoạt động điện ảnh; vai trò, trách nhiệm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp lĩnh vực điện ảnh; mở rộng đối tượng được nhập khẩu phim; quy định đối với việc phổ biến phim trên hệ thống truyền hình; việc phổ biến phim trên không gian mạng... và một số nội dung sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về tính khả thi của các nội dung mới được đưa vào, đồng thời có những kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi).
Bà Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam cho rằng, dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) cần đáp ứng yêu cầu điều chỉnh hoạt động điện ảnh trong thời đại công nghệ số, hướng tới phát triển công nghiệp điện ảnh thành ngành mũi nhọn trong xây dựng công nghiệp văn hóa ở Việt Nam. Cụ thể, dự thảo Luật cần bổ sung nội dung phim hợp tác sản xuất với nước ngoài, thị trường điện ảnh, làm rõ hơn việc phân cấp thẩm quyền cấp phép phim, thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh sao cho khả thi hơn...

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành phát biểu

Nhiều ý kiến tập trung vào nội dung phát hành, phổ biến phim trên không gian mạng. Theo đó, Ban soạn thảo đề ra hai phương án: Tiền kiểm: Phim phổ biến trên mạng tại Việt Nam phải được cấp Giấy phép phổ biến và phân loại phim của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc được biên tập bởi cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh- truyền hình.  Hậu kiểm: Việc phổ biến phim trên không gian mạng phải bảo đảm: phim phát hành, phổ biến có bản quyền hợp pháp và nội dung phim không vi phạm điều cấm của Luật Điện ảnh, phải có cảnh báo và hiển thị mức phân loại độ tuổi phổ biến phim; Quy định doanh nghiệp nước ngoài hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng tại Việt Nam phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Phó Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam Lê Mạnh đồng tình việc phim phổ biến trên không gian mạng phải được cấp giấy phép phổ biến, bên cạnh đó Luật Điện ảnh (sửa đổi) cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tham gia phát hành, phổ biến phim trên mạng...

Bà Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam

Nhiều ý kiến tại Hội nghị cũng tập trung vào một số vấn đề như: những nội dung bị cấm trong hoạt động sản xuất, phát hành và phổ biến phim; thẩm quyền, phân cấp về cho các địa phương cấp phép phổ biến và phân loại phim; thành lập, nguồn thu và vận hành Quỹ Hỗ trợ phát triển điện ảnh; khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hoạt động sản xuất, phát hành, phổ biến phim và đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi); đánh giá tính dự báo và tính khả thi của các quy định tại dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi)...
Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập sẽ tổng hợp, tiếp thu ý kiến tại Hội nghị và tiến hành đăng tải dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) lên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ VHTTDL, Trang thông tin điện tử của Cục Điện ảnh trong 60 ngày; đồng thời gửi công văn xin ý kiến các bộ, ban, ngành và các đối tượng chịu tác động của dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi)… để lấy ý kiến rộng rãi trước khi thẩm định, trình Chính phủ, Quốc hội vào năm 2021.

BẢO ANH; ảnh: TRẦN HUẤN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top