Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Di tích Thành cổ Biên Hòa bị “đóng băng”?

Thứ Tư 23/09/2020 | 11:28 GMT+7

VHO-  Thành cổ Biên Hòa (Đồng Nai) có nhiều tên gọi khác nhau như Thành Cựu, Thành Đá, Thành Kèn…, và được xem là thành cổ duy nhất còn sót lại ở Nam Bộ, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2013. Đến với di tích cổ này, điều mà nhiều người cảm nhận được đó là sự phát huy giá trị thành cổ chưa được quan tâm đúng mức.

Tòa nhà phía đông Thành cổ Biên Hòa sau khi đã được trùng tu

Thành cổ Biên Hòa được xây dựng vào năm Gia Long thứ 15 (1816) tại thôn Bàn Lân, huyện Phước Chánh (Biên Hòa) với tên gọi là Thành Cựu. Đến năm 1837, vua Minh Mạng cho xây lại thành bằng đá ong đỏ và đổi tên là Thành Biên Hòa. Năm Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ, Thành Biên Hòa rơi vào tay thực dân, quân đội Pháp đã cho thu gọn diện tích nên Thành Biên Hòa chỉ còn 1/8 so với trước. Từ 1954 - 1975, chính quyền Nguỵ đã sử dụng lại toàn bộ các công trình của Pháp để lại. Khu vực Tây Bắc của Thành Biên Hòa là nơi làm việc của phòng nhì, bưu chính. Tầng trệt của ngôi biệt thự được sử dụng để giam giữ, khảo tra các chiến sĩ cách mạng.

Sau năm 1975, Thành Biên Hòa được lực lượng cách mạng tiếp quản và giao lại cho phòng Hậu cần Công an Đồng Nai. Tháng 3.2008, UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định công nhận Thành Biên Hòa là di tích lịch sử cấp tỉnh, cũng là thời điểm ngành Hậu cần Công an Đồng Nai chuyển đi nơi khác. Khi tiếp quản, Ban quản lý Di tích Danh thắng tỉnh đã triển khai công tác dọn dẹp, cùng với đó lập dự án tôn tạo và trùng tu di tích. Trải qua thời gian, trong những năm gần đây di tích đang dần bị xuống cấp, công tác lưu trữ, bảo vệ các tài liệu, hiện vật đang trưng bày trong di tích vẫn còn nhiều thiếu sót. Tính đến nay, Thành cổ Biên Hòa chỉ còn hơn 200 hiện vật được lưu trữ, trưng bày đã khiến di tích rơi vào tình trạng... trống rỗng.

Từ năm 2014 -2017, UBND tỉnh Đồng Nai đã đầu tư hơn 41 tỉ đồng để trùng tu và bảo tồn nhà cổ phía Đông, nhà cổ phía Tây, hàng rào thành cổ, xây mới sân lễ, hệ thống nhà vệ sinh, khu vực giữ xe, đầu tư hệ thống trưng bày hiện vật để phục vụ khách đến tham quan. Tuy nhiên, do thiếu nguồn nhân sự có chuyên môn nên đã gặp khó khăn trong việc giải quyết những vướng mắc. Việc trùng tu này mới chỉ là phục hồi tường thành chứ chưa phải là một công trình thành lũy gắn với giá trị quân sự, chính trị, hành dinh… cũng như chưa có những công trình phụ mang tính ứng dụng. Mỗi năm nơi đây chỉ đón khoảng vài nghìn lượt khách tham quan dù mở cửa miễn phí. Theo chia sẻ của Ban quản lý di tích, nhận thấy sự xuống cấp của di tích đơn vị đã trình các cấp chính quyền cấp kinh phí cho công tác sưu tầm, bổ sung hiện vật liên quan đến di tích.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Hòa Hiệp cho biết, tỉnh đã chỉ đạo UBND TP Biên Hòa xây dựng đề án khai thác và phát huy giá trị di tích Thành cổ Biên Hòa giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn 2030. Cách đây hơn một tháng, UBND TP Biên Hòa đã gửi đề án nhưng UBND tỉnh Đồng Nai đang trong quá trình xem xét kỹ lưỡng các phương án đầu tư nâng cấp, bảo tồn.

 BÁ TRƯỜNG

 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top