Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Văn hóa là giá trị phát triển bền vững của doanh nghiệp

Thứ Sáu 11/09/2020 | 13:58 GMT+7

VHO- Sáng 11.9 tại Hà Nội, Báo Văn Hóa phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức Hội thảo Văn hóa doanh nhiệp và phát triển thương hiệu. Thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp, nhà tư vấn tham dự, Hội thảo trở thành diễn đàn đa chiều về văn hóa doanh nghiệp gắn với phát triển thương hiệu, đưa ra các ý kiến đóng góp để từ đó tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế, tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp...

Văn hoá là một trong những nền tảng cốt lõi của quản trị doanh nghiệp

Chương trình có sự tham dự của TS.Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh; PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh - Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh; PGS.TS Dương Thị Liễu - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, Viện trưởng Viện Văn hóa kinh doanh; ông Trần Quang Dũng - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Trưởng Ban Truyền thông và Văn hoá doanh nghiệp; ông Lê Quang Vũ - chuyên gia tư vấn truyền thông nội bộ và văn hóa doanh nghiệp - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần phát triển nội dung Blue C; ông Nguyễn Đình Thành - đồng sáng lập học viện truyền thông Elite PR School và Giám đốc điều hành công ty tư vấn chiến lược CSCI INDOCHINA; bà Nguyễn Thu Huệ - chuyên gia Văn hóa & Truyền thông Doanh nghiệp - nguyên Phó Ban Văn hóa, Tập đoàn FPT… và khoảng 200 đại biểu đại diện cho các cơ quan trung ương và địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các cơ quan truyền thông báo chí.

TS Võ Trí Thành phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo,TS Võ Trí Thành, cho biết, càng ngày càng thấy rằng, bên cạnh việc làm sao tạo hiệu quả kinh tế, làm sao giảm thiểu được chi phí, tăng được lợi nhuận là dòng chảy chính của doanh nghiệp thì giá trị của doanh nghiệp là phát triển bền vững thể hiện ở khía cạnh văn hóa ứng xử với con người, với xã hội, ứng xử với môi trường đang càng được coi trọng.

Tổng Biên tập Báo Văn Hóa Chu Thị Thu Hằng và các đại biểu dự Hội thảo

"Nói đến quản trị chiến lược doanh nghiệp sẽ được nghe nói nhiều về tầm nhìn, kế hoạch, chiến lược, quản trị các khía cạnh bên cạnh phát triển nội bộ, bên ngoài, tài chính, nhân lực... Nhưng nền tảng cốt lõi nhất của quản trị doanh nghiệp ở 3 khía cạnh: Công nghệ; Sức đổi mới sáng tạo và Văn hoá. Trong đó, mỗi doanh nghiệp tạo nên gen văn hoá của mình, thể hiện qua hình ảnh văn hoá doanh nghiệp, cảm nhận của đối tác, của thị trường của người tiêu dùng, sự tin cậy và chuyển biến những điều đó bằng sự cảm nhận của chính họ, cộng với sự lan toả của họ quá thị trường, qua cộng đồng, qua sự tiêu dùng...", Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh chia sẻ.

Toàn cảnh hội thảo

Tham luận của các đại biểu tại Hội thảo tập trung về quan hệ tương tác giữa xây dựng văn hóa doanh nghiệp góp phần tích cực vào phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, từ đó phát triển kinh doanh một cách bền vững như xây dựng văn hóa doanh nghiệp tạo nên sức mạnh cạnh tranh doanh nghiệp trong thời kỳ 4.0; văn hóa doanh nghiệp thời Covid-19, nâng cao năng lực cạnh tranh và phòng chống khủng hoảng truyền thông bằng văn hóa doanh nghiệp... 

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp bắt đầu từ đâu?

Theo PGS.TS Dương Thị Liễu, văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp, được chia sẻ bởi các thành viên và tạo nên bản sắc riêng của doanh nghiệp. Trong cách mạng công nghiệp 4.0, khi công nghệ, robot và trí tuệ nhân tạo có thể thay thế con người từ những công việc chân tay tới khả năng đánh giá tổng thể hay kỹ năng quản lý nhưng robot không thể thay thế con người bởi những giá trị đặc trưng của con người là niềm tin, đạo đức, sự tương tác và kết nối… “Ngay cả trong lĩnh vực nhân tài, cũng có thể tận dụng trí tuệ và kỹ năng của những người giỏi nhất thế giới để tạo ra những sản phẩm tốt nhất. Nhưng duy chỉ trừ một thứ duy nhất không thể sao chép hay ăn cắp được, đó chính là văn hóa doanh nghiệp.  Điều này cho thấy, văn hóa doanh nghiệp là bộ “gen” giải mã bản sắc riêng và là nguồn cội tạo ra sự khác biệt lớn nhất cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp thời kỳ CMCN 4.0”, Viện trưởng Viện Văn hoá kinh doanh nhấn mạnh.

PGS.TS Dương Thị Liễu chia sẻ về văn hoá doanh nghiệp trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Năm 2020 là năm khó khăn của doanh nghiệp bởi tác động của dịch Covid-19, nhưng đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp khẳng định sự bền vững, giá trị bản thân. Trong khi nhiều doanh nghiệp đang loay hoay chống đỡ về những tác động này thì có những doanh nghiệp nhanh chóng tái tổ chức, khởi tạo những giá trị mới, xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Ông Lê Quang Vũ – chuyên gia tư vấn truyền thông nội bộ và văn hoá doanh nghiệp – Giám đốc điều hành Công ty CP phát triển nội dung Blue C đưa ra nhiều minh chứng như Vietnam Arilines, Vin Group, Viettel, Sun Group... 

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh - Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh

Chẳng hạn trong điều kiện kinh doanh bình thường, Vietnam Airlines xây dựng hình ảnh là hãng hàng không Quốc gia, số 5 sao hàng đầu châu Á với những giá trị cốt lõi như An toàn là số 1, Khách hàng là trung tâm, người lao động là tài sản quý giá nhất, không ngừng sáng tạo, tập đoàn hàng không có trách nhiệm... Nhưng trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 diễn ra từ đầu năm đến nay, các địa phương bị giãn cách, các chuyến bay bị huỷ, các điểm đi, điểm đến dừng đón khách... thì Vietnam Airlines thay vì nằm im chờ đợi hết dịch đã tạo nên những giá trị mới bằng sự xung phong vận chuyển hàng cứu trợ phòng chống dịch, phi công, tiếp viên xung phong tham gia hàng chục chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam ở Vũ Hán, Mỹ, Guinea Xích đạo... Hãng hàng không này sáng tạo ra các quy trình mới, các thay đổi để vận chuyển hàng thay vì vận chuyển khách, người lao động đồng lòng giảm lương, giãn việc, động viên hỗ trợ nhau, hỗ trợ làm việc ở khu cách ly; tăng cường an toàn cho nội bộ và hành khách... Đây chính là sự khởi tạo thực tại mới.

Ông Lê Quang Vũ - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần phát triển nội dung Blue C

Tập đoàn Viettel lại muốn mang sứ mệnh vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt khi thực hiện các cuộc họp trực tuyến phục vụ Chính phủ điều hành chống dịch; hỗ trợ giải pháp công nghệ cho 11 quốc gia chống dịch; miễn giảm cước truy cập internet cho giáo dục trực tuyến; triển khai nền tảng y tế trực tuyến giúp hàng trăm triều người ở 11 quốc gia cập nhật tin dịch bệnh... “Như vậy, khủng hoảng chính là cơ hội để doanh nghiệp thể hiện sứ mệnh lớn hơn. Sự đo lường văn hoá doanh nghiệp chính là đo lường về sự gắn kết, tham dự, chia sẻ; đo lường sự năng động, đổi mới sáng tạo, chấp nhận rủi ro; có kế hoạch, có mục tiêu...”, ông Lê Quang Vũ nhận định.

Ông Nguyễn Đình Thành - Giám đốc điều hành công ty tư vấn chiến lược CSCI INDOCHINA

Vậy xây dựng văn hoá doanh nghiệp bắt đầu từ đâu? Theo ông Nguyễn Đình Thành, ngay từ khi thành lập, văn hoá doanh nghiệp đã tồn tại. Văn hoá doanh nghiệp nên bao gồm những thành tố: Văn bản về nền tảng thương hiệu (Tên, ý nghĩa, triết lý, tầm nhìn, nhiệm vụ cần hoàn thành, đặc tính, định vị, lời hứa, bộ nhận diện thương hiệu); Văn bản về lịch sử thương hiệu (khởi nguồn, câu chuyện, giai thoại, những con người quan trọng, những cột mốc đáng chú ý, truyền thống, phong trào); các văn bản quy định, nội quy, quy chế, quy trình chuẩn; Các giá trị cốt lõi; Sổ tay văn hoá hành xử, ứng xử Online và offline; Tài liệu đào tạo định hướng; Văn bản mô tả, hướng dẫn các quy trình chuẩn; Hệ thống quản trị chất lượng; Tất cả đi kèm với một hệ thống truyền thông nội bộ rõ ràng về chiến lược và KPI, minh bạch về thông tin, chính xác về nhiệm vụ.

Bà Nguyễn Thu Huệ - chuyên gia Văn hóa & Truyền thông Doanh nghiệp - nguyên Phó Ban Văn hóa, Tập đoàn FPT 

Bà Vũ Thị Thu Hương , Phó trưởng Ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tái tạo văn hoá PETROVIETNAM

Văn hóa doanh nghiệp xác định trải nghiệm của khách hàng như thế nào. Do khoảng cách về chất lượng, mẫu mã của các sản phẩm không còn nhiều khác biệt, trải nghiệm là yếu tố mà khách hàng thực sự cân nhắc đến trước khi ra quyết định mua hàng. Cách nhân viên đối xử với khách hàng như thế nào chịu ảnh hưởng của việc họ đang được đối xử như thế nào trong tổ chức của chính họ. Văn hoá doanh nghiệp phù hợp sẽ tạo ra những cảm xúc tích cực để khách hàng có thể cảm nhận thấy, ghi nhận, ghi nhớ. Văn hoá doanh nghiệp cởi mở, kích thích sự sáng tạo, tôn trọng con người, liên tục cải tiến, đặt khách hàng vào trung tâm của mọi hoạt động sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Để văn hóa doanh nghiệp có thể đi vào đời sống một cách tự nhiên, cách duy nhất là chứng minh hiệu quả của nó khi ứng dụng...

Tổng Biên tập Báo Văn Hoá Chu Thu Hằng (thứ 4 từ trái sang) cùng các diễn giả tại Hội thảo

Xây dựng và phát triển thương hiệu gắn với xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc biệt là truyền thông nội bộ đang là vấn đề quan trọng và được sự quan tâm của các doanh nghiệp, tổ chức chú trọng đến phát triển bền vững. Hội thảo đã mang đến những thực tiễn và gợi mở các ý tưởng để xây dựng văn hoá doanh nghiệp, không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp mà cả với người dân, người tiêu dùng khi quyết định lựa chọn sản phẩm của mình.

Phóng viên phỏng vấn các diễn giả

Chương trình được truyền thông và livestream trên facebook tại địa chỉ https://www.facebook.com/daphuongmultiad/?view_public_for=113539127150399) và được phát trực tiếp trên Youtube. Chương trình có sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank); Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Công ty TNHH MTV My Health.

QUỲNH HOA; ảnh: TRẦN HUẤN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top