Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Nguy cơ xâm hại trẻ em trên môi trường mạng: Cha mẹ phải là tấm “barie”

Thứ Sáu 10/07/2020 | 08:41 GMT+7

VHO- Đường dây nóng Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em (111) của Cục Trẻ em, Bộ LĐ,TB&XH thời gian gần đây liên tục nhận được những cuộc gọi phản ánh từ nhiều phụ huynh phản ánh về nguy cơ con em mình bị kẻ xấu nhắn tin, xâm hại trên môi trường mạng, đặc biệt là vào thời điểm do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nên nhiều trường triển khai dạy và học online.

Khi trẻ em lên mạng, cha mẹ cần giám sát chặt chẽ

 Nhiều cạm bẫy

Qua các lớp học trực tuyến, nhiều phụ huynh và học sinh khá bức xúc khi trong lớp học xuất hiện những người không liên quan tới lớp cũng được vào trong phòng học. Được biết, Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 đã nhận nhiều phản ánh từ phía học sinh và phụ huynh và cũng đã đưa ra khuyến cáo về việc phát hiện nhiều tin nhắn gửi vào hộp thư và nick trên mạng khi trẻ đang học trực tuyến, chơi game… để dụ dỗ các em với những lời mời hấp dẫn vào các trang web, mạng xã hội không lành mạnh. Đáng lo ngại là mời các em tham gia các cuộc thi trên mạng bằng cách gửi ảnh, kể cả ảnh không có trang phục với lý do thi thể hình… sau dùng những bức ảnh nhạy cảm đó để khống chế, uy hiếp các em.

Theo bà Nguyễn Thuận Hải, Tổng đài trưởng Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111, trước đây cũng đã có nhiều trường hợp trẻ em bị quấy rối và xâm hại trên môi trường mạng. Tuy nhiên, gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều trường học trên cả nước đã triển khai dạy học trực tuyến và phần mềm miễn phí trên mạng. Lợi dụng điều này, hiện tượng lạm dụng tình dục trẻ em qua mạng tăng bất thường. Tổng đài tiếp nhận được một số trường hợp phụ huynh gọi báo và Tổng đài cũng có những hỗ trợ nhất định. Những trường hợp này Tổng đài đều gửi thông tin cho Cục An toàn thông tin (Bộ TTTT) xử lý. “Ðến đầu năm 2020, bạo hành trẻ em trên không gian mạng mới được xếp loại thành trường hợp riêng biệt, để thống kê và xử lý. Trước đây, vấn đề này chỉ được xem là một trong nhiều nguy cơ gây tác động tiêu cực đến trẻ em mà thôi. Hiện nay, Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 phát triển phần mềm ứng dụng đường dây nóng trên nền tảng số để mở rộng hơn nữa khả năng tiếp nhận và đa dạng phương thức chia sẻ, hỗ trợ và bảo vệ trẻ em”, Tổng đài trưởng Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111 cho biết thêm.

Để con trẻ an toàn khi online

Tại Việt Nam, hình thức học online mới được các cơ sở giáo dục triển khai trong hoàn cảnh học sinh phải nghỉ học dài ngày vì dịch bệnh. Vì thế, nhà trường, gia đình và các nhà quản lý chưa có kinh nghiệm tiếp cận hình thức học này, tuy nhiên xu hướng học qua mạng cũng như việc trẻ em truy cập lên mạng cũng đã và đang phát triển mạnh ở thời đại công nghệ thông tin. Việc sử dụng biện pháp nào để bảo vệ trẻ hiệu quả khỏi sự tấn công của đối tượng xấu, giảm thiểu nguy cơ trẻ bị xâm hại trên môi trường mạng cũng cần có thời gian nghiên cứu ngay cả với phụ huynh, nhà trường và chính các em học sinh.

Trước mắt, cha mẹ vẫn phải là tấm “barie” che chắn bảo vệ cho con em mình. Họ cần nói chuyện với con để các con tự phòng tránh, không kết bạn, khai báo thông tin với người lạ, đặc biệt không chụp hình hay làm theo lời sai bảo của đối tượng lạ, kịp thời báo với người lớn trong gia đình về những nghi ngờ mình đang bị lạm dụng. Khi sử dụng internet sẽ có thể xuất hiện những trang web lạ hiện lên thì nhất thiết các em không được mở, đặc biệt thấy những hình ảnh, những yếu tố không phù hợp, hay thấy những người lạ thì không được phép mở ra hoặc không kết bạn, không trò chuyện, không mở webcam với những người mà mình không biết là ngoài đời thực. Với cha mẹ thì nên dùng phần mềm diệt virus hoặc có những bộ lọc, cài vào máy tính có thể hạn chế được phần nào đó những nội dung người lớn mà trẻ em có thể truy cập vào. Đặc biệt, cha mẹ phải thường xuyên theo dõi con mình, cũng phải biết các con vào những trang gì. Thường xuyên trò chuyện với con để biết con thích chương trình gì để hỗ trợ con một cách tốt nhất, chia sẻ nhưng gì trẻ thấy lo sợ hoặc thấy không an toàn.

Trên các trang bảo vệ trẻ em, các cơ quan có trách nhiệm đưa ra những khuyến cáo rất cụ thể khi áp dụng dạy online cho học sinh: Yêu cầu học sinh không được dùng nick ảo mà phải dùng tên thật khi đăng nhập học trực tuyến; Giáo viên cũng nên yêu cầu học sinh tắt micro, tắt camera trong lúc giáo viên giảng bài. Để đảm bảo các con vẫn đang theo học, thi thoảng giáo viên có thể điểm danh hoặc yêu cầu học sinh bật camera chiếu vào vở ghi chép bài…

Mới đây, Cục An toàn thông tin (Bộ TTTT) và Cục Trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) đã ký kết hợp tác trong công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Đây là một nỗ lực chung tay xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn cho người dân nói chung và trẻ em nói riêng; Bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng; Trang bị cho trẻ em kiến thức, kỹ năng sống an toàn trên môi trường mạng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan, tổ chức trong công tác bảo vệ trẻ em được sống an toàn, bảo vệ trên không gian mạng, và dĩ nhiên cha mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giám sát, quan tâm tới con cái để giúp con em vượt qua những cạm bẫy không an toàn khi lên mạng. 

THẠCH HƯƠNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top