Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Luật Thư viện chính thức có hiệu lực: Hy vọng về sự chấn hưng của văn hóa đọc

Thứ Tư 01/07/2020 | 16:19 GMT+7

VHO- Từ ngày 1.7, Luật Thư viện chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống. Với những người làm công tác thư viện và dành nhiều tình cảm với văn hóa đọc, đây là dấu mốc hết sức quan trọng.

Để góp phần đưa Luật Thư viện vào cuộc sống, ngay từ đầu năm 2020, Bộ VHTTDL đã giao nhiệm vụ cho Vụ Thư viện tổ chức tập huấn và biên soạn tài liệu phổ biến luật thư viện. Hai lớp tập huấn dành cho đại diện các Sở VHTTDL;Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo và nhân viên các thư viện công cộng cấp tỉnh sẽ tổ chức tại 2 miền Bắc và Nam. Các lớp tập huấn, phổ biến và hướng dẫn thực thi Luật Thư viện cùng các văn bản quy định cụ thể một số điều của Luật Thư viện sẽ được thực hiện. Ngay sau khi có thông báo, nhiều lãnh đạo Sở và tất cả các thư viện công cộng tỉnh, thành phố đã đăng ký tham dự lớp tập huấn trên. Nhiều Bộ ngành, địa phương cũng đã đưa nội dung phổ biến và hướng dẫn thi hành Luật vào kế hoạch năm 2020.

Luật Thư viện được áp dụng sẽ là bước đi mới trong phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam

Tại các Hội nghị, Hội thảo của các Liên hiệp Thư viện các vùng miền khác nhau trong cả nước, nhiều ý kiến thảo luận về việc triển khai Luật Thư viện đã được đặt ra. Một số thư viện đã chủ động phổ biến tới bạn đọc với hình thức hấp dẫn như thi tìm hiểu về Luật Thư viện và đã được đông đảo bạn đọc hào hứng tham gia.

Không chỉ những người trong ngành Thư viện quan tâm đến sự kiện Luật Thư viện có hiệu lực mà bạn đọc và những người quan tâm đến văn hóa đọc đều rất vui mừng. Nhiều cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục, những người làm công tác văn hóa, giáo dục, các giáo viên và người sử dụng thư viện đã thể hiện sự phấn khởi và hy vọng.

Bà Đinh Việt Anh (Phó Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam) tâm sự: “Là những người khiếm thị, chúng tôi rất vui mừng, phấn khởi khi Luật Thư viện chính thức có hiệu lực. Đặc biệt, Điều 44 của Luật đã có quy định thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước dành cho những đối tượng đặc biệt. Trong đó, người khiếm thị, khiếm thính  được tạo điều kiện sử dụng tài liệu in chữ nổi Braille, tài liệu nghe, nhìn, tài liệu ngôn ngữ ký hiệu hoặc tài liệu đặc biệt khác. Những người sử dụng thư viện là người khuyết tật mà không thể tới thư viện được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin tại nhà thông qua dịch vụ thư viện lưu động hoặc gửi qua bưu chính, không gian mạng khi có yêu cầu phù hợp với hoạt động của thư viện.”

Qua đây, Bà Đinh Việt Anh cũnh hy vọng, những quy định hết sức nhân văn này sẽ được thực thi hiệu quả trên thực tế, góp phần tạo điều kiện cho những người khiếm thị và đối tượng đặc biệt khác được đảm bảo quyền tiếp cận thông tin, tài liệu - yếu tố quan trọng để nâng cao kiến thức, kĩ năng cũng như tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục, việc làm, tham gia các hoạt động xã hội… 

Trên cương vị của người công tác trong lĩnh vực giáo dục, bà Nguyễn Thanh Nga (Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) chia sẻ: “Chúng tôi thực sự vui mừng khi Luật Thư viện chính thức có hiệu lực. Luật đã quy định đầy đủ, chi tiết các nội dung, thể hiện sự quan tâm đến quyền và lợi ích của tất cả các đối tượng để mọi người dân Việt Nam nhận thức được ý nghĩa của việc đọc sách ,cần phải học tập thường xuyên, suốt đời. Luật ra đời là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự đổi mới và phát triển của một đất nước văn hoá, một đất nước hiện đại. Đây là điều kiện rất tốt để ngành giáo dục tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới và phát triển văn hoá đọc tại các nhà trường, liên thông giữa các thư viện, lan toả phong trào đọc sách tới gia đình, cộng đồng nhằm góp phần đưa Luật sớm đi vào cuộc sống”.

Những hoạt động và lời chia sẻ trên đã thể hiện niềm vui của những người làm công tác thư viện, những người yêu văn hóa đọc trước sự kiện Luật Thư viện có hiệu lực thi hành. Luật Thư viện vừa là điểm tựa vững chắc vừa là tạo niềm niềm hy vọng về sự chấn hưng và phát triển của sự nghiệp thư viện cũng như văn hóa đọc của đất nước trong thời gian tới.

DUY NAM

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top