Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

“Thước phim” quay chậm về ký ức

Thứ Sáu 28/02/2020 | 11:16 GMT+7

VHO- Là người đứng sau máy quay những bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam như: Thị xã trong tầm tay, Hy vọng cuối cùng, Thương nhớ đồng quê, Bến không chồng, Lạc lối, Trở về... NSND, nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn vừa tái hiện hành trình làm “những thước phim trong suốt” của ông bằng một tác phẩm văn chương.

 NSND Nguyễn Hữu Tuấn ký tặng sách cho độc giả

 Kể chuyện quay phim bằng văn chương

Chương trình giao lưu và trò chuyện “Văn - Họa - Ảnh: Những điểm chạm” vừa được NXB Trẻ tổ chức nhân dịp ra mắt sách tập truyện ký Những thước phim trong suốt của tác giả - nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn. Đây là cuốn sách đầu tay của tác giả, một người viết không chủ định ở tuổi 70. Sự viết đến tự nhiên như hệ quả tất yếu của một quá trình mấy mươi năm làm nghệ thuật và nghiệm sinh. Vẫn lànhững hình ảnh, những người, những cảnh… hiện lên sinh động, đẹp đẽ như những thước phim quay chậm về ký ức, chỉ khác ở chỗ chất liệu bằng con chữ.

Cuốn sách hấp dẫn ở chỗ, đã lâu lắm, độc giả trong nước mới thấy có một truyện ký về điện ảnh và nghề làm phim. Hơn thế nữa, NSND Nguyễn Hữu Tuấn như một nhân chứng của nền điện ảnh nước nhà, từ thời những bộ phim truyện đầu tiên của Điện ảnh Cách mạng đến tận những năm 2000, do đó, câu chuyện về con đường ông đã đi qua giúp công chúng có thể biết thêm về ngành điện ảnh và công việc quay phim trong thời kỳ gian khó của đất nước. Ở đó không chỉ có phim, mà còn là câu chuyện về những con người ông đã gặp trong cuộc sống, với vô vàn chuyện hậu trường của các đoàn làm phim mang đầy “kỳ tích” mà công chúng chưa bao giờ thấy trên những khung hình.

Nói về cuốn sách đầu tay của mình, NSND, nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn bày tỏ: Khi buông máy rồi ông luôn tự vấn về những gì đã qua. Đó cũng là lý do thôi thúc ông viết ra những điều mình đã gặp, đã thấy, đã cảm. Khi làm phim ông nghĩ, mình cứ làm theo cách của mình, khán giả rút ra được điều gì là do cách cảm của họ. Cuốn sách này là cách ông kể lại những hình ảnh trong kýức với “những thước phim trong suốt, trung tính, không bộc lộ điều gì cả”.

Tựa sách đồng thời cũng là tựa một bài viết trong đó: Những thước phim trong suốt. Lần đầu ông cầm máy là những thước phim đen trắng quay ở phố Khâm Thiên sau trận ném bom năm 1972 và sau đó tự nguyện hủy đi. Lúc đó ông cũng vừa nhận giấy gọi trúng tuyển nhập học Trường Điện ảnh, Khoa quay phim... “Mở đầu đã như thế nên suốt cuộc đời về sau, hắn chỉ toàn quay những thước phim “trong suốt”, như nước cất trong phòng thí nghiệm. Không màu sắc, không mùi vị”, ông tự nhìn nhận.

Văn - Họa - Ảnh: Những đim chạm

Là một nhà quay phim thành danh, đồng thời cũng là nhà nhiếp ảnh, họa sĩ và viết văn, NSND Nguyễn Hữu Tuấn đã cho công chúng thấy được những điểm chạm của văn - họa - ảnh. Sau quãng đời gắn với ống kính, đến độ tuổi xưa nay hiếm, ông cho rằng, văn học có thể giúp ông thể hiện tốt hơn những suy nghĩ, tình cảm của người khác cũng như của chính mình.

“Những mảnh ký ức mà anh từng bảo với tôi rằng chỉ cóngôn ngữ mới diễn tả được. Một người đã qua trường lớp hội họa chính quy, được học nghề hóa dẻo ở ngoại quốc, rồi được đào tạo và rất thành danh về quay phim chụp ảnh, mà lại có một nhận định như vậy, nên tôi biết anh có bẩm sinh nghệ thuật, biết diễn đạt cảm xúc và tư duy của mình bằng phương tiện và phong cách nào chân thực và hiệu quả nhất”, dịch giả Trịnh Lữ chia sẻ. Ông cũng cho rằng, từ ảnh đến họa cho ta thấy cái vô hình tồn tại được là nhờ cái hữu hình. Nếu ngược lại thì phải nhờ đến ngôn ngữ văn học để bộc lộ hình hài, cảm xúc. Văn - họa - ảnh của Nguyễn Hữu Tuấn đã làm cho ta phải nghĩ, phải nhìn thật kỹ, thật sâu vào hiện thực để nhìn ra nghệ thuật và sự mông lung đến không cùng...

Theo nhà văn Nguyễn Trương Quý: “Đọc những trang viết của Nguyễn Hữu Tuấn, tôi thầm ước giá như điện ảnh không phải là một cuộc chơi tốn kém, hẳn chúng có thể đã là những trường cảnh phim đắt giá”. Trong khi đó, nữ đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp thìcho rằng Những thước phim trong suốt là minh họa, ví dụ điển hình cho những điểm chạm văn - họa - ảnh: “Tôi mở những cuốn album của ông ra chiêm ngưỡng, cảm nhận “một thứ gì đó lai giữa nhiếp ảnh và văn chương”, đôi khi giữa phim truyện và phim tài liệu. Đọc những dòng chữ đẹp đẽ, ngay ngắn do chính tay người cầm máy viết lại, mọi thông tin cần biết, cần nhớ đều được chuyển sang thành một thứ văn chương giản lược nhưng đẹp đẽ. Trong văn chương của NSND Nguyễn Hữu Tuấn có cả điện ảnh, nhiếp ảnh, hội họa...”. 

NGỌC LAN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top