Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Đừng chạy theo tâm lý đám đông

Thứ Năm 13/02/2020 | 10:18 GMT+7

VHO- Thời gian vừa qua, có hai sự kiện luôn thu hút được đông đảo sự quan tâm của người dân là tình hình diễn biến dịchvirus corona và việc truy bắt Tuấn “khỉ” tại Tây Ninh. Tất cả các phương tiện thông tin truyền thông đều nêu rõ sự nguy hiểm của hai sự việc này nên chúng ta chỉ nhìn dưới góc độ tâm lý đám đông của sự việc, đặc biệt trên mạng xã hội.

Công an Vĩnh Phúc làm việc với đối tượng đưa tin thất thiệt dịch virus corona trên facebook

Nói tới mạng xã hội, nhiều người cho rằng đây là phát minh tuyệt vời của thời đại công nghệ khi cho rằng họ được phép chia sẻ với bạn bè, đăng tải những suy nghĩ và hình ảnh mình mong muốn…Bên cạnh những mặt tích cực đó, các trang mạng xã hội cũng đem lại những cuộc sống “ảo” của những cá nhân thích phơi bày những cuộc sống khác so với đời thực, hòng gây sự chú ý, ngưỡng mộ của những người cùng tham gia, hay nói một cách khác gọi là câu like. Trong khi chính quyền các cấp trong cả nước cùng các bộ ban ngành tìm mọi cách để ngăn ngừa sự phát triển và chấm dứt dịch virus corona thì một bộ phận không nhỏ người dân lại tận dụng sự việc này hòng kiếm lợi cả về vật chất lẫn tinh thần. Mặc dù các tổ chức y tế thế giới trong và ngoài nước đã có những khuyến cáo về việc phòng chống dịch corona, đặc biệt trong việc sử dụng khẩu trang nhưng chính vì tâm lý chạy theo đám đông nên mọi người dân đều đổ xô đi mua khẩu trang mà hầu hết không nắm rõ quy cách sử dụng đúng. Dịch bệnh là đáng sợ, việc phòng vệ cho cá nhân hay người thân là chính đáng. Tuy nhiên việc người dân đua nhau đi mua khẩu trang với số lượng lớn đã dẫn đến tình trạng nhiều người không có mà mua, một số cơ sở cũng như tư nhân  bán khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn đua nhau tăng giá lên gấp đôi thậm chí gấp 3,4 lần cho người tiêu dùng. Và khi nhà nước bắt tay vào việc chấn chỉnh giá cả bán các mặt hàng này của nhà thuốc thì một số nhà thuốc lại tỏ thái độ bất mãn khi kêu gọi trên các trang của mình không nhập và bán khẩu trang, việc đó đã có nhà nước lo. Cá biệt có đối tượng nhìn thấy nhu cầu và sự khan hiếm của mặt hàng khẩu trang nên đã rao bán khẩu trang giá rẻ trên mạng cá nhân và lừa được hơn 10 người với số tiền đặt cọc hơn 60 triệu đồng. Không chỉ tận dụng bán khẩu trang, nước diệt khuẩn trong thời điểm này để kiếm lợi nhuận khủng, một số cá nhân đã đưa những nguồn tin thất thiệt về dịch virus corona lên những trang mạng cá nhân để chứng tỏ mình là người hiểu biết, biết nhiều chuyện “thâm cung bí sử” hòng thu hút được nhiều sự quan tâm cùa người khác. Nhóm đối tượng này không chỉ ở trong độ tuổi tuổi thanh thiếu niên, người lao động mà còn có nhiều thành phần nổi tiếng, có số lượng người theo dõi trang mạng cá nhân cực lớn cũng đưa những nguồn thông tin thiếu chính xác. Từ khi Việt Nam công bố dịch bệnh đến nay thì đã có hàng chục đối tượng đã bị lực lượng chức năng các tỉnh thành mời lên làm việc, nhắc nhở thậm chí là xử phạt về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật về dịch bệnh virus corona trên facebook cá nhân gây hoang mang dư luận. Nếu trên các trang mạng cá nhân của mình các đối tượng tuyên bố hùng hồn, cam kết 100% thông tin đưa ra chính xác bao nhiêu thì khi bị lực lượng chức năng mời lên làm việc các đối tượng này đều tỏ rõ sự ân hận khi thiếu hiểu biết, muốn gây sự chú ý, tăng lượng người theo dõi trang cá nhân… và cam kết sẽ không tái phạm.

Người dân tụ tập xem vây bắt Tuấn  khỉ”

Nếu ở sự việc diễn biến dịch virus corona thu hút được nhiều người quan tâm để thể hiện sự hiểu biết của bản thân thì lượng người theo dõi vụ vây bắt Tuấn “khỉ”- kẻ giết 5 mạng người ở Củ Chi rồi bỏ trốn lại là sự hiếu kỳ, tò mò cộng thêm thiếu hiểu biết. Trước sự tụ tập đông người từ thanh niên tới người lớn tuổi, thậm chí nhiều người bế con nhỏ tò mò ra khu vực lực lượng công an đang tổ chức vây bắt Tuấn “khỉ” đã gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng, thậm chí lực lượng cảnh sát cơ động đã phải chia nhau ra để đi năn nỉ từng nhóm người hiếu kỳ giải tán để tránh những rủi ro cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chức năng nhưng cũng chỉ được chưa đầy một tiếng là tình trạng trên lại tái diễn. Mặc dù sau nhiều ngày tập trung theo dõi vây bắt Tuấn “khỉ” mà chưa có kết quả nên lượng người tìm đến khu vực công an đang thực hiện vây bắt có giảm bớt nhưng sự bàn tán vẫn rôm rả như đang bàn một vấn đề vui vẻ nào đó. Trong số họ dường như không ai muốn bỏ lỡ khoảnh khắc bắt được Tuấn “khỉ”, ai cũng muốn có những câu chuyện, hình ảnh về sự kiện này để nói lại với những người sinh sống xung quanh mình, khẳng định mình nắm bắt được sự việc từ đầu đến cuối. Và để đáp ứng nhu cầu ăn uống cho những người nhiều chuyện như vậy thì nhiều hàng quán mọc lên và thu được số tiền không nhỏ mỗi ngày. Trong một livestrem của người dân hiếu kỳ nơi đây đưa lên chúng ta nhận thấy có những người nhà cách hiện trường vây bắt đối tượng tới 30km nhưng ngày nào cũng lái xe đến đây từ sáng cho tới khi trời xẩm tối thì về. Theo một người bán hàng thì trước đây trong khoảng thời gian như vậy đi bán vòng vòng các nơi chỉ thu nhập được khoảng 6, 7 trăm ngàn nhưng mỗi ngày nơi đây mang lại thu nhập cho ông cả triệu bạc. Không chỉ có những người dân tò mò bàn tán mà nơi đây xuất hiện nhiều nhà báo bất đắc dĩ, họ là những người dân thích thể hiện cái tôi của bản thân, họ mang điện thoại ra quay và phỏng vấn những người dân xung quanh, người bán hàng… Và trong khi lực lượng chức năng chưa bắt được đối tượng, chưa điều tra rõ vụ việc thì một số “nhà báo” cũng như người được phỏng vấn đã khẳng định những điều chắc như đinh đóng cột, như họ là người trong cuộc vậy. Theo thượng tá Hồ Văn D, một sĩ quan công tác lâu năm tại điều tra hình sự Bộ công an: “Nhiều vụ việc vây bắt các đối tượng nguy hiểm có vũ khí nóng như súng, lựu đạn… nhưng người dân vẫn tò mò hiếu kỳ đứng xem mà không hề màng đến mạng sống của mình trong khi ở nhiều nước trên thế giới khi họ tự nắm được sự nguy hiểm của đối tượng là đã tự mình tìm những chỗ ẩn nấp an toàn cho bản thân và gia đình chứ chưa cần đến sự khuyến cáo của công an. Còn ở nước mình mặc cho công an khuyên nhủ, răn đe thế nào họ cũng chỉ vâng dạ cho xong mà không hề thực hiện nghiêm chỉnh, đuổi chỗ này thì họ lại kéo ra chỗ khác gây nhiều khó khăn cản trở, phân tán sự chú ý cho lực lượng chức năng…”.

  Từ hai sự việc trên chúng ta có thể thấy rằng, sự phát triển dân trí chưa cao cũng như thích thể hiện cái tôi của bản thân đã dẫn đến những hành động vô tình hay cố ý gây ảnh hưởng chung tới toàn xã hội. Và cũng chính vì sự tò mò, thèm khát thông tin chính thống hay bên lề cũng đã dẫn đến nhiều người đưa lên trang mạng cá nhân của mình những nguồn tin chưa được kiểm chứng, thậm chí là tạo dựng để thu hút được sự quan tâm của nhiều người hơn nữa. Bài học cho chúng ta thấy người dân cần phải cảnh giác, chọn lọc thông tin, không nên chia sẻ những thông tin thiếu cơ sở, kiểm chứng để tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng. Với mỗi người dân cần có ý thức đề phòng, nhanh chóng báo cho lực lượng chức năng kịp thời kiểm tra và xử lý những người tun tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội….

                                                                   HOÀNG LƯƠNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top