Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Thị trường Tết: Giá cả vẫn ổn định, không khan hàng tăng giá

Thứ Năm 23/01/2020 | 21:29 GMT+7

VHO- Qua ghi nhận tình hình chung trong ngày 29 Tết - ngày nghỉ đầu tiên của kỳ nghỉ lễ, nhu cầu mua sắm Tết tại hầu hết các tỉnh, thành phố khá nhộn nhịp và tăng cao so với ngày thường.

Khách hàng mua sắm tại Hệ thống siêu thị Vinmart, thành phố Hưng Yên

Để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị 12/CT-BCT về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Qua ghi nhận tình hình chung trong ngày 29 Tết - ngày nghỉ đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, nhu cầu mua sắm Tết tại hầu hết các tỉnh, thành phố khá nhộn nhịp và tăng cao so với ngày thường.

Tuy nhiên tình hình thị trường cơ bản ổn định, nguồn cung đảm bảo, không có hiện tượng tăng giá đột biến, lợi dụng khan hiếm hàng hóa giả tạo để thu lợi bất chính.

Nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng phục vụ Tết tại siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích khá phong phú, đa dạng kết hợp với một số chương trình khuyến mại, giảm giá nên giá cả hàng hóa không tăng nhiều so với ngày thường và tương đương so với Tết năm trước.

Tại các chợ dân sinh, hàng hóa tương đối dồi dào, nhu cầu mua sắm trong những ngày cận Tết chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thực phẩm tươi sống, đồ uống, hoa, quả tươi... nên giá các mặt hàng này có tăng so với những ngày trước đó.

Các Hội chợ Xuân, chợ Tết, chợ hoa... vẫn tiếp tục được các địa phương triển khai để phục vụ nhu cầu mua sắm, thăm quan của người dân.

Hưởng ứng cuộc vận động của Bộ Chính trị về “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam,” “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam,” các Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, khu tái định cư, khu công nghiệp, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa; trong đó tập trung chủ yếu vào hàng trong nước, trong tỉnh sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.

Tới thời điểm hiện nay, giá hầu hết các mặt hàng phục vụ Tết không có hiện tượng tăng đột biến.

So với ngày trước Tết giá thịt lợn chỉ tăng nhẹ 5-10% (do trước Tết giá thịt lợn đã ở mức khá cao), giá tôm sú loại to tăng khoảng 5% giá gạo tẻ thường ổn định, giá gạo nếp tăng nhẹ khoảng 5% tùy từng địa phương.

Cùng với đó, một số mặt hàng khác như thịt gà, thịt bò giá tăng từ 5-15%. Giá các loại hoa, trái cây phục vụ cúng lễ tăng từ 10-15%, giá rau củ ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ.

Theo dự báo của các chuyên gia thương mại, trước ngày mùng 1 Tết nguồn cung hàng hóa dồi dào, phong phú giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn trong việc mua sắm.

Bên cạnh đó, việc các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích mở cửa phục vụ người dân tới ngày 30 Tết và mở cửa trở lại phục vụ sau Tết sớm góp phần hạn chế tâm lý mua trữ hàng của người dân nên giá cả hàng hóa trên thị trường nhìn chung sẽ không biến động nhiều.

Dự kiến, nhu cầu và giá một số mặt hàng thực phẩm tươi sống tại các chợ dân sinh giá có thể tăng nhẹ vào buổi sáng ngày 30 Tết, giá các mặt khác ổn định, giá cây cảnh bắt đầu giảm.

Cũng theo các chuyên gia thương mại, tính đến ngày 29 Tết, nhìn chung các đơn vị ngành công thương đã có nhiều biện pháp tích cực sản xuất kinh doanh phục vụ Tết Nguyên đán Canh Tý.

Đáng lưu ý, để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết, nhất là các mặt hàng thiết yếu, giữ ổn định thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, thực hiện Chỉ thị 12/CT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 21/10/2019 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, các Tập đoàn, Tổng công ty và các đơn vị liên quan lên kế hoạch cụ thể và triển khai các hoạt động chuẩn bị hàng hóa, các chương trình phục vụ Tết, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ với giá bình ổn nhằm bảo đảm phục vụ nhân dân đón Tết vui vẻ, an toàn, tiết kiệm.

Đến thời điểm hiện nay (ngày 29/1, tức 29 Tết), các mặt hàng thiết yếu như đường, dầu ăn, thực phẩm chế biến, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát vẫn đáp ứng đủ nhu cầu cho người tiêu dùng, chưa có hiện tượng thiếu hàng, tăng giá đột biến gây bất ổn thị trường.

Ngoài ra, nhằm ổn định thị trường, lực lượng quản lý thị trường đã cử công chức tham gia trực Tết đảm bảo số lượng, thành phần 24/24 giờ mỗi ngày. Theo đó, duy trì tốt việc quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời xử lý các vấn để nổi cộm phát sinh và thực hiện báo cáo cập nhật đầy đủ, kịp thời tình hình thị trường cả nước.

Tính đến 11 giờ ngày 29 Tết, qua kiểm tra, kiểm soát thị trường, lực lượng vẫn chưa phát hiện những diễn biến bất thường nổi cộm về buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; chưa phát hiện việc buôn bán, sử dụng pháo nổ các loại.

TTXVN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top