Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

“Hành trình” chuyển hàng nghìn trứng rùa biển

Thứ Năm 23/01/2020 | 11:28 GMT+7

VHO- Những ngày đầu tháng 8 năm ngoái là những ngày thực sự khó quên đối với các thành viên Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm- Hội An khi những chú rùa cuối cùng của đợt chuyển vị trứng rùa từ Côn Đảo về Cù Lao Chàm được ấp nở và thả về đại dương.

Ảnh: tin247.com

Đã ba năm qua, gần 2.000 trứng rùa chuyển vị từ Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) đã ấp nở ra hơn 1.700 chú rùa và được thả về đại dương ở Cù Lao Chàm (TP Hội An, Quảng Nam).

Hành trình chuyển vị “nâng như nâng trứng…”

Những ngày đầu tháng 8 năm ngoái là những ngày thực sự khó quên đối với các thành viên Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm - Hội An khi những chú rùa cuối cùng của đợt chuyển vị trứng rùa từ Côn Đảo về Cù Lao Chàm được ấp nở và thả về đại dương.

ThS Phạm Thị Kim Phương, BQL Khu Bảo tồn biển CLC cho biết, hành trình ấy bắt đầu từ việc xin giấy phép tặng và vận chuyển trứng rùa biển vì rùa biển thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo pháp luật. Đợt vận chuyển đầu tiên vào cuối tháng 8.2017 với số lượng 450 trứng đã được ấp tại Côn Đảo khoảng 40 ngày. Làm thế nào để có thể vận chuyển an toàn các thùng trứng từ Côn Đảo vượt hơn cả ngàn cây số để về Hội An.

Hai phương án vận chuyển đã được thực hiện, một nhóm đi bằng đường hàng không với chặng bay từ Côn Đảo - Sài Gòn - Hội An; một nhóm đi tàu cao tốc từ Côn Đảo về Vũng Tàu và vận chuyển bằng ô tô về Hội An. Các tổ trứng rùa được đoàn công tác mang lên máy bay dưới dạng hành lý xách tay để tránh va chạm, giữ gìn, ôm ấp, bảo vệ đúng nghĩa “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Cùng thời điểm đoàn công tác thực hiện việc chuyển vị thì tại CLC công cuộc chuẩn bị chào đón các tổ trứng rùa cũng triển khai. Cát làm hồ ấp trứng phải sàng từng hạt để loại bỏ rác, các mảnh san hô chết, đá vụn, tạo độ thoáng và tươi xốp cho đất để trứng rùa được bảo vệ ở điều kiện tốt nhất như những bãi cát tự nhiên ở Côn Đảo.

Ảnh: Zing.vn

Trứng rùa vận chuyển về được đặt vào ngôi nhà mới là các ổ ấp trứng dưới cát biển. Các thành viên BQL Khu bảo tồn biển phối hợp với nhóm tình nguyện viên rùa biển và cộng đồng chia nhau túc trực 24/24 giờ tại các khu ấp trứng để quan sát, ghi chép quá trình, canh đo nhiệt độ trong lòng ổ ấp trứng và nhiệt độ bên trên để kịp thời có các biện pháp xử lý nhằm tương thích với đặc điểm tự nhiên, sinh thái môi trường vùng Côn Đảo.

“Hành trình chờ đợi đất ở những tổ ấp trụt báo hiệu mầm sống đã bắt đầu trỗi dậy dưới lòng đất mẹ hồi hộp không khác gì chào đón một thành viên mới của nhóm. Thời điểm rùa con đội cát chui lên thường là buổi sáng sớm. Điều kỳ lạ là ngay khi mới sinh rùa đã xác định được phương hướng và sau khi rời tổ, rùa lập tức dùng đôi cánh để bò đến mép nước, hướng về phía đại dương, hòa về biển nhanh nhất có thể để tránh kẻ thù trên cạn”, bà Phượng nhớ lại. 

Những chú rùa con khi nở ra, tự bò về với biển có thể ghi nhận trọng trường, mùi vị cát, nước biển và bắt đầu rong ruổi khắp các đại dương. Một số nghiên cứu cho rằng những chú rùa được sống sót và trưởng thành, dù có “di cư” đến đâu thì khoảng hơn 20 năm sau sẽ quay về lại đúng nơi nó được sinh ra để làm tổ và đẻ trứng, thực hiện thiên chức của mình.

Ngư dân Cù Lao Chàm tự tay thả con rùa 25kg bị mắc lưới về đại dương

Chuyện về “vua rùa” Côn Đảo ở Cù Lao Chàm

Có một cái tên mà trong bất cứ câu chuyện nào liên quan đến hành trình 3 năm chuyển vị của gần 2.000 trứng rùa biển đều được người kể nhắc đến với rất nhiều trân quý - thạc sĩ Lê Xuân Ái,  cố vấn kỹ thuật BQL Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, nguyên là Giám đốc Vườn quốc gia Côn Đảo, được mệnh danh là “vua rùa” Côn Đảo và là vị chuyên gia đầu ngành về rùa biển.

Ông Ái vốn quê huyện Núi Thành (Quảng Nam). Năm 1985, tốt nghiệp Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, ông đến Vườn quốc gia Côn Đảo và gắn bó ở đó hơn 20 năm. Với cương vị là Giám đốc Vườn quốc gia Côn Đảo, ông Ái bắt đầu học về bảo tồn rùa biển. Từ đề xuất của ông Ái, giữa năm 1995, huyện Côn Đảo ban hành lệnh cấm khai thác rùa. Ông Ái bắt tay vào nghiên cứu soạn thảo và áp dụng kế hoạch bảo tồn rùa biển.  Lúc mới bắt đầu, việc bảo tồn rùa biển được thực hiện theo cách gom nhặt và nuôi tất cả rùa biển trong bể, nhưng khi chuyên gia Philippines nhận lời mời ra Côn Đảo để đánh giá phương pháp bảo tồn rùa biển thì mọi người mới vỡ lẽ phương pháp đó không hiệu quả.

Thả rùa đợt đầu tiên vào tháng 9.2017

Từ đề xuất của ông, năm 1996, Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã tài trợ dự án nhỏ về bảo tồn rùa biển ở Côn Đảo và đã hỗ trợ đoàn cán bộ Vườn quốc gia Côn Đảo, trong đó có ông Ái sang Philippines để học cách bảo tồn rùa, san hô.

Cũng từ khóa học đó, mọi người bắt đầu hiểu rằng, phải thuận theo tự nhiên, phải để rùa được vùng vẫy tự do, được sống ở môi trường biển cả thì mới có thể sinh sôi nảy nở. Rùa biển rất kỵ tiếng ồn và ánh sáng và sẽ không bao giờ tìm đến những nơi  như vậy để đẻ trứng. Điều đó càng được chứng minh rõ ràng hơn, khi sau khóa học, quay về, lúc thả hàng nghìn con rùa biển cư ngụ ở Vườn quốc gia Côn Đảo ra khỏi bể nuôi, chỉ duy nhất có một con bò về hướng biển.

Và từ đó, trong kế hoạch bảo tồn rùa biển, ông Ái luôn chú ý đến yếu tố ưu tiên dành những bãi cát xa khu dân cư, du khách không lui tới để rùa mẹ có thể lên bờ sinh sản. Hơn 20 năm gắn bó với Côn Đảo, thạc sĩ Lê Xuân Ái được người dân ở đây thương mến và gọi ông là “vua rùa” Côn Đảo, góp phần không nhỏ biến Côn Đảo thành “vùng đất” sinh sôi của rùa biển và là  địa chỉ để nhiều nơi tìm đến học tập, chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn rùa biển.

Từ năm 2017 đến nay, ông Ái lại tiếp tục góp sức vào dự án bảo tồn rùa biển tại Cù Lao Chàm. Với cư dân CLC, ông Ái “rùa” lúc nào cũng túi bụi, say sưa với rùa biển. Mà cũng từ đó, cư dân mới vỡ ra, mới hiểu thêm nhiều chuyện xoay quanh loài động vật quý hiếm này. Điều đáng mừng hơn nữa, ngày càng nhiều ngư dân ở CLC đã ý thức rất rõ về việc chung tay bảo tồn, bảo vệ rùa biển. Đã có nhiều trường hợp ngư dân phát hiện và bàn giao cá thể rùa biển mắc lước cho cơ quan chức năng để tiến hành phóng thích trả về đại dương thay vì bắt bán, xẻ thịt như trước kia.

KHÁNH CHI

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top