Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Đánh thức tiếng tơ trong… muôn nơi

Thứ Sáu 03/01/2020 | 11:08 GMT+7

VHO- Dệt thủ công với sợi tơ thiên nhiên như tơ tằm, sợi gai, sợi bông... vốn là nghề cổ truyền ở Việt Nam. Trải qua thời gian, chất liệu này vẫn hiện diện và được phát huy, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất tinh thần của người Việt.

 Tác phẩm tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thị Thu Hương

Gần đây, chuỗi hoạt động văn hóa tôn vinh chất liệu này với chủ đề“Tiếng tơ” đã diễn ra tại Phố cổ Hà Nội. Tơ lụa ngày nay hiển hiện ở nhiều mặt, trong âm nhạc với những sợi dây của cây đàn cổ truyền; trong hội họa với tranh lụa và đồ thêu; trong đời sống như chất liệu xa xỉ cho phục trang hay thời trang; trong văn học với tính chất biểu trưng cho sự mềm mại, ấm áp, bền bỉ và kiên nhẫn...

Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu Đào Ngọc Hân, nghề truyền thống của người Việt tồn tại trong suốt quá trình phát triển, lần theo dấu vết di sản cha ông để lại, trong đó có nghề ươm tơ, dệt vải. Tơ lụa gần gũi trong đời sống người Việt vàlàm nên vẻ đẹp từ triều phục, y phục thường ngày. Các khai quật khảo cổ học cho thấy sợi tơ có mặt trên mảnh đất này cách đây khoảng 20.000 năm, dấu vết tìm thấy trên nút buộc công cụ đồ đá thời đá cũ của văn hóa Hòa Bình. Các dấu vết vải cũng được thấy ở một số di chỉ tại Thanh Hóa, cách đây vài nghìn năm, ở nhiều mộ cổ ở Hải Phòng, Hưng Yên... Các thời kỳ Bắc thuộc, Lý- Trần - Lê... sau đó, tơ lụa phát triển, nhất là thời Lê Trung Hưng, có các thương cảng nổi tiếng, tơ lụa được xuất đi các nước châu Âu với số lượng lớn, được ghi lại trong các cuốn nhật ký hằng hải của họ...

Đến ngày nay, tơ lụa Việt vẫn được gìn giữ, tiếp nối. Xuất thân trong gia đình cónhiều đời làm nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, xã Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Nội chia sẻ: “Nói đến tơ, tôi cócảm giác như gắn với hơi thở và máu thịt của mình. Gắn bó với nghề truyền thống hiện nay có nhiều khó khăn, vất vả, nhưng tôi vẫn tự hào tiếp nối nghề truyền thống của ông cha”. Hiện nay, bà là một trong sốít người vẫn chung thủy với nghề dâu tằm tại Mỹ Đức, Hà Nội, bà còn nghiên cứu tạo thêm nhiều sản phẩm từ tơ tằm và bước đầu nghiên cứu, làm ra tơ sen Việt Nam, bởi “muốn giữ nghề truyền thống phải có sáng tạo”.

 Tơ lụa gắn bó với đời sống vật chất và tinh thần của người Việt

Trong số các ứng dụng vào đời sống, tơ lụa Việt được chú ý trên các trang phục hơn cả, đặc biệt áo dài lụa Việt chưa bao giờ lỗi mốt qua thời gian. Tàáo ấy vẫn là cảm hứng sáng tạo cho nhiều nhà thiết kế. Nhà thiết kếThục Anh chia sẻ: “Tôi thích nhìn ngắm hình ảnh phụ nữ mặc áo dài lụa, dạo chơi dưới nắng sớm, ngang con phố cổ nhỏ. Thi thoảng nói vu vơ đôi ba câu rồi tủm tỉm cười. Dưới nắng, những hoa văn đơn giản lại ẩn hiện đan xen. Đẹp tuyệt! Và tôi ấp ủ giấc mơ từ bé, tạo nên một bộ sưu tập áo dài tơ tằm, nhất định phải là tơ tằm, loại nguyên liệu thượng hạng bậc nhất trong may mặc. Bởi chỉ có lụa tơ tằm mới có đủ sự mềm mại, đủ độ nhẹ mỏng, đủ độ bóng và bắt sáng để giúp tạo nên một bộ áo dài hoàn hảo”. Gần đây, Thùy Anh cho ra một bộ sưu tập áo dài từ lụa tơ tằm thiên nhiên 100%, với mong muốn kể lại câu chuyện về sự đúc kết bền bỉ của quá trình tự hoạt động nhả kén của những con tằm ăn dâu, tạo nên chất liệu cực phẩm. “Vân Lụa” không chỉ là những bộ áo dài, cũng không phải là những họa tiết, đó còn là sự kết nối giữa các thế hệ, già và trẻ, cũ và mới. Tôi muốn đánh thức tất cả, rõ nét hơn, đậm cảm xúc hơn. Vì vốn dĩ tơ tằm đã quá đẹp, nên tôi chỉphối thêm một ít màu sắc để tạo sự khác biệt, nhấn nhá vài nếp gấp thời đại...”.

Với đặc tính thoáng, nhiều ô trống, sợi dai nhưng mềm mịn, lụa có độ thấm hút tốt, khó phai và chấp nhận được màu bôi lên nó mà vẫn đem lại cảm giác mềm mại, trong và sâu. Bởi vậy, lụa đã trở thành chất liệu hội họa cách đây khoảng một thế kỷ. Có thể nói, nền lụa làmột trong những chất liệu hội họa đặc thù và độc đáo. Vẻ đẹp của chất liệu có trong lụa khác với các chất liệu hội họa khác, bởi vậy, duy nhất tranh lụa được gọi tên theo đặc tính của chất liệu làm nền tranh chứ không theo chất liệu vẽ trên nền đó. Đang tổ chức triển lãm cá nhân “Lụa của Hương” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nữ họa sĩ Nguyễn Thu Hương cho biết: Lụa là chất liệu tạo hình đặc trưng của phương Đông. Tranh lụa với tính chất mềm mại, trong trẻo và thơ mộng lại có tuổi thọ khá cổ kính. Trong tác phẩm của mình, Thu Hương vẽ trên chất liệu lụa tơ tằm 100% của Việt Nam được dệt thủ công từ những người thợlâu năm, thấm mầu rất tốt. Sắp tới, dự tính chị sẽ thử trên chất liệu tơ sen...

Qua những thiết kế, sáng tạo, sản phẩm hiện đại, tơ lụa Việt đã góp phần quan trọng tạo nên sự tinh tế cho các trang phục, nét đẹp mỏng manh đầy hấp dẫn của tác phẩm mỹ thuật... Từ những nỗ lực, sáng tạo từ nhiều phía, chắc chắn chất liệu gắn kết nhiều di sản văn hóa này sẽ được bảo tồn và phát triển. 

 MINH QUANG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top