Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Họp báo về vụ “giải cứu người” tại lô TH 1 phường Cổ Nhuế 1: Nhiều câu hỏi không được trả lời

Thứ Hai 12/08/2019 | 15:54 GMT+7

VHO- Sáng 12.8, Công an quận Bắc Từ Liêm tổ chức buổi họp báo để thông tin vụ việc “giải cứu” người cho là bị tạm giữ tại tòa nhà TH1, phường Cổ Nhuế 1. Trung tá Nguyễn Bình Ngọc- Phó trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm chủ trì họp báo. Buổi họp báo trở nên nóng bỏng khi có rất nhiều cơ quan báo chí tham dự, nhiều “điểm mờ” cũng được đề cập.

Ông Lê Đình Tĩnh - Phó Viện trưởng Viện KSND quận

Tóm tắt diễn biến vụ “giải cứu”, trung tá Nguyễn Bình Ngọc, Phó trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm cho hay, khoảng 10h06 phút ngày 2.8, công an phường Cổ Nhuế 1 đã tiếp nhận được đơn trình báo của ông Lê Văn Vàng (SN1981). Đồng thời cũng nhận được tin báo qua điện thoại của bà Nguyễn Hồng Linh (SN1992) về việc một số nhân viên Trường Pascal bị người của bà Trần Kim Phương- Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư phát triển giáo dục TDS Việt Nam bắt giữ tại Lô TH1. “Khi cơ quan điều tra triển khai lực lượng đến hiện trường đã gặp gỡ, yêu cầu phía Công ty TDS mở cổng để CQĐT giải quyết tin báo tội phạm nhưng không nhận được sự hợp tác. Do yêu cầu đòi hỏi của tình hình nên chúng tôi buộc phải cưỡng chế mở cổng và giải cứu 4 người thuộc trường Pascal. Đối với hành vi chống người thi hành công vụ, cơ quan công án đã bắt 4 người đưa về trụ sở công an để làm rõ. Căn cứ vào tính chất của hành vi vi phạm pháp luật cũng như nhân thân, chúng tôi đã ra quyết định tạm giữ với 2 trường hợp là ông Đỗ Văn Hà, Nguyễn Thị Hồng và thả tự do cho Vũ Thị Liên và Nghiêm Nhật Anh để tiếp tục củng cố hồ sơ xử lý theo quy định”.

Tuy nhiên, công an quận đã từ chối cung cấp tài liệu chứng mình việc thuyết phục mở cổng, chứng minh các hành vi chống người thi hành công vụ và chứng minh việc “giải cứu” người là cấp thiết.

Tại cuộc họp báo, nhiều cơ quan báo chí đặt câu hỏi đề nghị làm rõ thông tin, ngày 29.7, bà Trần Kim Phương có đơn gửi Công an phường Cổ Nhuế 1 và có cuộc làm việc với đại diện Công an quận, Viện KSND quận để trình báo về việc xuất hiện nhiều đối tượng và nhân viên của trường Pascal (nhóm bà Dung) sinh hoạt trái phép trên lô đất TH1 thuộc sở hữu và quyền sử dụng của bà Phương. Bà Phương đã đề nghị cơ quan công an có biện pháp trục xuất những người này, tại sao cơ quan công an không thực hiện? Những người này liệu có phải đang cố tình “cố thủ” để dựng lên kịch bản bị “giam giữ” khiến lực lượng công an tiến hành cuộc “giải cứu” sau đó?

Trung tá Nguyễn Bình Ngọc, Phó trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm

Trả lời nội dung trên, trung tá tá Dương Văn Thuận, Trưởng Công an phường Cổ Nhuế 1 cho hay: “Qua rà soát sổ sách trong việc tiếp nhận tin báo, đến thời điểm này, Công an phường chưa nhận được đơn trình báo của chị Phương về nội dung trên”. Tuy nhiên, phần trả lời của Thiếu tá Thuận lập tức gây phản ứng. Một phóng viên dẫn chứng: “Tài liệu phía bà Phương cung cấp gồm file ghi âm và ảnh chụp cuộc làm việc giữa lãnh đạo Công an phường, đại diện Công an quận và Viện KSND quận vào tối 29/7 trao đổi về nội dung trình báo trường hợp một số nhân viên trường Pascal cố tình ở lại lô đất TH1, không chịu di dời”. Từ đó, phóng viên đề nghị lãnh đạo Công an phường Cổ Nhuế 1 giải thích rõ hơn và làm rõ có hay không “kịch bản” dàn dựng sẵn? Trả lời về vấn đề trên, đại diện Công an quận Bắc Từ Liêm - Trung tá Nguyễn Bình Ngọc cho hay, Công an quận sẽ tiến hành xác minh về thông tin này.

Cũng tại buổi họp báo, ông Lê Đình Tĩnh - Phó Viện trưởng Viện KSND quận thông tin, như báo cáo ban đầu, sự việc này diễn ra trong khoảng thời gian khá dài. Đã có khoảng 20 vụ tranh chấp xảy ra giữa hai cổ đông này và bà Phương đã khởi kiện ra TAND quận Bắc Từ Liêm. “Về tính công vụ của tổ công tác, tôi với tư cách đại diện cơ quan giám sát có thể khẳng định, các lực lượng tiến hành giải cứu là đang thực thi công vụ”, ông Tĩnh nói.

Để làm rõ thêm vấn đề, các cơ quan báo chí tiếp tục đặt câu hỏi: Thời điểm lực lượng công an “giải cứu”, theo hình ảnh từ camera và nhận ký bảo vệ thì ngày 2.8 có rất nhiều người ra vào khu vực lô đất TH1 trong đó có bà Nguyễn Hồng Linh (người được thông tin là bị giam giữ). Bà Linh còn đi cùng đoàn Công an quận có mặt ở cổng bên cạnh. Trường hợp ông Nguyễn Văn Dũng cũng ghi nhận tương tự. Vậy, cơ quan công an đến giải cứu ai khi những người này vẫn tự do sinh hoạt, ra vào lô TH1? Nếu đây là sự việc vô cùng phức tạp như vậy, có nhiều người bị “giam giữ” thì việc tiến hành “giải cứu” rầm rộ, Công an quận có xin chỉ đạo, phối hợp từ lãnh đạo Công an thành phố?

Về vấn đề này, Phó Viện trưởng Viện KSND quận Bắc Từ Liêm cho hay: “Những tài liệu, chứng cứ này cơ quan điều tra sẽ xem xét, thẩm định, đánh giá theo quy định. Hiện, cơ quan điều tra chưa có các tài liệu này, báo chí có thể cung cấp cho chúng tôi. Còn việc xin ý kiến chỉ đạo từ lãnh đạo Công an TP, tôi khẳng định, tất cả nghiệp vụ anh em làm là theo quy định của pháp luật, không phải xin ý kiến của ai cả (!?) Chúng tôi thực thi theo quy định, đâu phải việc gì cũng đi xin ý kiến Giám đốc Công an TP”.

Quang cảnh buổi họp báo

Tại cuộc họp báo, nhiều cơ quan báo chí đặt câu hỏi về việc tại trường Pascal có 4 cổng, trong đó có 3 cổng đóng, 1 cổng không đóng tại sao lực lượng công an không vào cổng không đóng mà tiến hành phá khóa? Tại sao khi lực lượng chức năng xuống “giải cứu” lại không thông tin cho bà Trần Kim Phương – chủ đầu tư lô đất biết? Việc áp chế, bắt giữ Nghiêm Nhật Anh – một cổ đông của Công ty TDS là chủ của lô đất khi người này dùng điện thoại quay lại sự việc có đúng quy định của pháp luật?

Phản hồi lại, đại diện cơ quan công an đều trả lời khá chung chung: “Chúng tôi đang trong quá trình điều tra, chúng tôi khẳng định thực hiện đúng các quy định của pháp luật”.

Qua tài liệu do chính Công an Quận Bắc Từ Liêm cung cấp, cho thấy Công an Quận Bắc Từ Liêm biết rất rõ, giữa các nhà đầu tư tại 2 lô đất TH1 và TH2 có mâu thuẫn về đầu tư, đang chờ toàn án dân sự giải quyết. Nhưng những uẩn khúc trong vụ việc được cho là “giải cứu người” đã không được Công an quận Bắc Từ Liêm giải thích, trả lời cụ thể, minh bạch khiến dư luận không hỏi hoài nghi và đặt những câu hỏi lớn đối với hành động vừa qua của Công an quận.

Trước đó, Văn phòng Chủ tịch nước cũng có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP.Hà Nội chuyển đơn của bà Trần Kim Phương phản ánh việc Công an quận Bắc Từ Liêm thực hiện các hành vi trái pháp luật, tự ý phá khóa, bắt giữ người. Theo đó, Văn phòng Chủ tịch nước nhận được đơn đề ngày 04/8/2019 của bà Trần Kim Phương – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục TDS Việt Nam (trú tại 287 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội). Nội dung đơn, bà Trần Kim Phương phản ánh việc Công an quận Bắc Từ Liêm (TP.Hà Nội) đã thực hiện các hành vi trái pháp luật, trấn áp, tự ý phá khóa, bắt giữ người, gây thiệt hại về danh dự, tài sản của công dân và đề nghị xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật những tổ chức, cá nhân vi phạm.

Công văn cũng nêu rõ: “Sau khi xem xét, Văn phòng Chủ tịch nước chuyển đơn đến Chủ tịch UBND TP.Hà Nội để chỉ đạo xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật, trả lời đương sự và thông báo cho Văn phòng Chủ tịch nước kết quả giải quyết”.

QUỐC HÙNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top