Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Nâng cấp sân bay Côn Đảo: Có nên theo kiểu “chậm mà chắc”?

Thứ Sáu 09/08/2019 | 11:07 GMT+7

VHO- Mặc dù không rộng và không tiếp nhận nhiều khách như sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, hay Đà Nẵng…, nhưng sân bay Côn Đảo đang trở nên quá tải khi khách thập phương chọn đây là địa danh du lịch xanh, sạch, văn hóa và tâm linh.

Hãng bay VASCO thực hiện các chuyến bay Côn Đảo - Cần Thơ và Côn Đảo - TP Hồ Chí Minh

 Trước thực tế “chật chội” hiện nay, việc nâng cấp sân bay Côn Đảo là yêu cầu đòi hỏi khách quan để đáp ứng nhu cầu vận tải, đồng thời là điểm “kích cầu” để phát triển kinh tế, chứ không nên làm theo kiểu “chậm mà chắc”.

Sân bay nhỏ, khách đông, cung chưa đủ cầu

Sân bay Côn Đảo là một trong những sân bay cổ nhất Việt Nam do Pháp xây dựng trong những năm thực thi chế độ cai tù đối với các chiến sĩ cộng sản Việt Nam thế kỷ 19. Và đây cũng được gọi là sân bay “độc lạ” trong các nước Đông Dương bởi đường băng ngắn, bao quanh là biển cả và núi non hiểm trở. Mặc dù được coi là “không gian thoáng”, song mỗi lần cất, hạ cánh, máy bay luôn bị các luồng gió mạnh thổi từ biển vào ép hai “mạng sườn núi đá” làm cho máy bay dễ “tròng trành”. Chính điều này tạo nên sự “hấp dẫn” cho du khách mỗi lần ngồi “thưởng thức” cảm giác máy bay hạ, cất cánh ở sân bay này.

Sau nhiều năm kể từ ngày xây dựng, mãi đến năm 2003 sân bay Côn Đảo mới được nâng cấp lên 3C vàcấp 2 quân sự, tức là đủ điều kiện tiếp nhận máy bay ATR72, F70 vàtương đương. Theo thiết kế, sân bay Côn Đảo có diện tích nhà ga 3.792m2 bảo đảm phục vụ cùng một lúc 200 hành khách; đường băng chung cả cất hạcánh dài 1.830m, rộng 30m; 3 sân đậu máy bay. Ba năm sau (2006), lần thứ hai sân bay Côn Đảo được cải tạo ở các hạng mục như: Xây dựng đài kiểm soát không lưu, mở rộng nhà điều hành và nhà ga hành khách, đặc biệt trang bị thiết bị đồng bộ hiện đại để đáp ứng 300 ngàn khách/năm. Tuy nhiên, địa hình sân bay Côn Đảo nằm ở giữa thung lũng, hai bên là núi cao và hai đầu giáp biển, thường cógiógiật mạnh khi thời tiết xấu, hệ thống đèn hiệu không đủan toàn bay đêm, nên thời gian khai thác sân bay Côn Đảo hiện nay chỉ đạt 12 giờmỗi ngày.

Hiện nay, có 2 đơn vị đang khai thác sân bay này gồm Công ty Bay dịch vụ hàng không Việt Nam (VASCO) với 2 đường bay Côn Đảo - TP HồChíMinh vàCôn Đảo - Cần Thơ; Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam khai thác tuyến Vũng Tàu - Côn Đảo 2 chuyến/ tuần. Ngoài phương tiện này, từ đầu năm 2019, Bà Rịa - Vũng Tàu mở thêm tàu cao tốc ngày 2 chuyến Vũng Tàu - Côn Đảo và ngược lại với giá vé 660.000 đồng/ lượt/người (từ thứ hai đến thứ 5); 880.000 đồng/ lượt/người (từ thứ Sáu đến hết ngày Chủnhật) nhưng vẫn không đủđáp ứng nhu cầu đi lại của du khách.

Mở rộng theo hướng nào?

Trước thực tế sân bay Côn Đảo quá tải, việc mở rộng, nâng cấp sân bay là yêu cầu tất yếu khách quan. Bởi mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa sân bay Côn Đảo không chỉ đáp ứng nhu cầu giao thương, mà còn là việc “kích cầu” phát triển kinh tế, là “sợi dây liên kết công nghệ 4.0” khiến đất liền và Côn Đảo thêm gần gũi. Côn Đảo phải trở thành điểm du lịch hấp dẫn mà du khách có thể đi lại trong ngày bằng máy bay một cách thuận tiện và không bị “ách tắc”, thì bài toán duy nhất chỉ có thể mở rộng đường bay, nâng cấp hạ tầng, hiện đại hóa nhà ga và các thiết bị chuyên biệt đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế

Đầu tháng 7.2019, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã kiến nghị Chính phủvà các Bộ, ngành Trung ương về việc nâng cấp sân bay Côn Đảo. Theo đó Cục Hàng không Việt Nam cũng đã báo cáo Bộ GTVT phương án quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo. Phương án đưa ra là kéo dài đường cất hạ cánh và giữ nguyên đường băng hiện hữu, thay mặt đường bê tông nhựa bằng bê tông xi măng, tăng tần suất bằng máy bay nhỏ, khai thác nhiều chuyến, thậm chí khai thác bay đêm để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch.

Quan điểm của tỉnh ủng hộ phương án kéo dài đường cất hạ cánh từ 1.830m hiện nay lên 2.400m, tăng chiều rộng đường băng từ 30m lên 45m, sân đậu đáp ứng tối thiểu 8 máy bay đậu cùng lúc, nhà ga hành khách công suất 2 triệu khách/năm và có dự trữ đất để mở rộng khi có nhu cầu. “Với thiết kế này, sân bay Côn Đảo có thể đón được tất cả các dòng máy bay như A320, A321, A319, A321 (neo/ceo) thay vì chỉ có thể khai thác máy bay ATR72 như hiện nay, mở ra cơ hội kết nối với tất cả các sân bay cùng cấp trong nước, khu vực Đông Nam Á và châu Á”, ông Lê Tuấn Quốc, Phó Chủtịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết.

Và cũng theo ông Quốc dự kiến, tổng kinh phí đầu tư, nâng cấp sân bay Côn Đảo hơn 11.700 tỉ đồng. Trong đó kinh phí nâng cấp, kéo dài đường băng, vận chuyển đất, đá từ đất liền ra để đắp lấn biển hơn 5.300 tỉ đồng. Khi đó các hãng hàng không cũng có thể mở đường bay thẳng từ Côn Đảo đi các quốc gia lân cận và ngược lại. Đây là cơ hội tốt cho Côn Đảo thực hiện mục tiêu tăng cơ cấu khách quốc tế, khách có mức chi tiêu cao.

 TRẦN MẠNH TUẤN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top