Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

300 hiện vật, hình ảnh tái hiện 90 năm xây dựng và phát triển Công đoàn Việt Nam

Thứ Tư 24/07/2019 | 13:58 GMT+7

VHO- Nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28.7.1929-28.7.2019), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức trưng bày “Công đoàn Việt Nam-90 năm xây dựng và phát triển (1929-2019)”. Trưng bày khai mạc ngày 25.7 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (25 Tông Đản, Hà Nội).

Nhà số 15 Hàng Nón (Hà Nội) nơi BCH TƯ Lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng tổ chức Đại hội thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, ngày 28.7.1929

Trưng bày gồm 2 phần: Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức Công đoàn Việt Nam (1929-2019); Đóng góp của tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc (1929 - 2019). Đặc biệt, trưng bày  giới thiệu bộ sưu tập hiện vật của các cá nhân, tập thể đạt danh hiệu Anh hùng Lao động qua các thời kỳ hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Thông qua gần 300 hiện vật, hình ảnh, tư liệu, trưng bày mong muốn gửi những thông điệp sâu sắc  đối với mỗi cán bộ, đoàn viên công đoàn và công nhân lao động: lợi ích của mỗi cá nhân luôn gắn với lợi ích tập thể, lợi ích của giai cấp, của dân tộc; nâng cao tinh thần tương thân tương ái; tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo. Từ đó góp sức xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, xứng đáng là đại diện, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động.

Cuộc đình công của công nhân đồn điền Cao su Biên Hòa chống tư bản Pháp, đầu thế kỷ XX

Trưng bày giới thiệu khái quát và có hệ thống lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam, tổ chức công đoàn Việt Nam từ khi hình thành đến nay; những chặng đường, mốc son lịch sử và những sự kiện tiêu biểu đánh dấu sự phát triển của giai cấp công nhân và lịch sử tổ chức Công đoàn Việt Nam; thể hiện rõ vai trò to lớn của giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện.  Khẳng định tổ chức Công đoàn Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, từ khi ra đời đến nay luôn giữ vai trò là trường học chủ nghĩa cộng sản của công nhân và người lao động; gắn lịch sử công nhân và Công đoàn Việt Nam trong dòng chảy chung của lịch sử dân tộc thời kỳ cận - hiện đại.

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI tại Hà Nội 

Nhiều hình ảnh, tư liệu giá trị đã tái hiện toàn diện chặng đường 90 năm hình thành và phát triển của tổ chức Công đoàn Việt Nam, từ những hình ảnh về sự ra đời của Công đoàn Việt Nam  như  nhà số 15 Hàng Nón (Hà Nội), nơi BCH Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng tổ chức Đại hội thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, ngày 28. 7. 1929; đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (1908 - 1932), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng, phụ trách công tác công vận của Đảng, người lãnh đạo đầu tiên của Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ... đến hình ảnh các kỳ Đại hội Công đoàn toàn quốc và danh sách Chủ tịch Công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ; Sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với quá trình phát triển của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Công nhân sản xuất đèn huỳnh quang tại Công ty Bóng đèn- Phích nước Rạng Đông, Hà Nội năm 1998

Toàn cảnh nhà máy lọc dầu Dung Quất, Quảng Ngãi đi vào hoạt động năm 2009

Hàng trăm hiện vật quan trọng cũng sẽ hiện diện tại trưng bày như: đồng hồ, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh dùng trong thời kỳ lãnh đạo Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ; Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Chính phủ Việt Nam DCCH tặng công nhân hỏa xa Liên khu V trong kháng chiến chống Pháp; Huân chương kháng chiến hạng Hai, Chính phủ VNDCCH tặng Nhà máy Giấy in tín phiếu và giấy bạc Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp; Súng Ba dô ka, công binh xưởng Nam Bộ sản xuất trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp; bàn chải, anh hùng lao động Hồ Giáo dùng chải lông cho bê con tại nông trường chăn nuôi Ba Vì; liềm, anh hùng lao động Hồ Giáo dùng tiền riêng mua để cắt  rau nuôi lợn và cắt cỏ nuôi bê khi mới được điều về tham gia xây dựng nông trường Ba Vì...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu được vinh danh tại chương trình Vinh quang Việt Nam- Dấu ấn 30 năm đổi mới, ngày 20.5.2017

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động các tỉnh Đồng bằng sông Hồng tại Hà Nam, ngày 19.5.2018

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt các đại biểu đạt giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ III, năm 2018

Truyền đơn, in khẩu hiệu của Đảng Cộng sản Việt Nam kêu gọi thợ thuyền đấu tranh đòi quyền lợi dân sinh dân chủ chống đánh đập; Truyền đơn của Đảng Cộng sản Việt Nam tố cáo tội ác của đế quốc Pháp, bắt, đuổi công nhân Bến Thủy, bắn giết, ném bom tàn sát các cuộc biểu tình ở Nghệ An, Hà Tĩnh, năm 1930; truyền đơn in yết thị của Đảng Cộng sán Việt Nam gồm 20 điều phản đối Đế quốc Pháp đánh đập, cúp phạt, đòi làm 8 giờ, đòi tự do lập hội, tự do hội họp; truyền đơn in yêu cầu của Việt Nam cộng sản Đảng, yêu cầu 25 điều đối với thực dân Pháp đòi quyền lợi cho công nông Việt Nam (tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập...)...

  Trưng bày cũng giành một phần quan trọng cho nội dung về sự đóng góp của tổ chức công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc (1929- 2019). Với diện tích phòng trưng bày 300m2, trong trưng bày sử dụng bổ trợ các thiết bị công nghệ để chuyển tải nội dung thêm phong phú.

MINH NGỌC

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top