Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Thư viện cần thích ứng với thời kỳ 4.0

Thứ Tư 24/07/2019 | 10:59 GMT+7

VHO-  Ngày 23.7 tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức hội thảo khoa học “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào lĩnh vực thư viện”.

 Các nhà khoa học, nhà quản lý đã có những đánh giá tác động của CM 4.0 với lĩnh vực Thư viện

Tại hội thảo, các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia tập trung đánh giá tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CM 4.0) trong hoạt động thu thập, bảo tồn và phát triển vốn tài liệu của thư viện; Tác động trong việc tạo lập, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện; Xu hướng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành thông tin thư viện đáp ứng yêu cầu của CM 4.0…

Cơ hội và thách thức

Theo Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL Vũ Dương Thúy Ngà, vị thế và vai trò của thư viện sẽ có sự gia tăng với sự ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ thông tin. Nhờ sự phát triển của công nghệ, các thư viện đã có thêm chức năng mở rộng vượt ra ngoài việc thu thập, lưu trữ và phổ biến thông tin đơn thuần và trở thành nơi cung cấp các nguồn tin, nơi dữ liệu, kiến thức được tạo ra và chia sẻ. Thư viện đã và đang mang đến cho người đọc những cơ hội tiếp cận thông tin và tri thức mở. Tài nguyên thông tin mà thư viện xây dựng, phát triển, tạo ra cho bạn đọc tiếp cận vượt ra ngoài phạm vi của các “bức tường” thư viện. Thêm vào đó, thư viện có thêm các cơ hội và sự hỗ trợ để thúc đẩy việc xây dựng và phát triển thư viện điện tử, với sự phát triển của các phần mềm mã nguồn mở; các nguồn tài liệu số và cung ứng tài liệu/truy cập tài liệu số; sự hỗ trợ, đồng hành của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp…

Trước tác động của CM 4.0, ngành Thư viện cũng đứng trước thách thức không nhỏ, đó là máy móc sẽ thay thế một số việc của người làm thư viện; sẽ tạo ra những công việc hoàn toàn mới khi mức độ tự động hóa và kết nối cao, tạo ra lực lượng lao động theo hướng nâng cao chất lượng và trình độ; Thói quen, hành vi khai thác, sử dụng thông tin của người dùng thay đổi do sự phát triển của công nghệ; Giải quyết vấn đề bản quyền số trong quá trình chuyển đổi số, vấn đề an toàn an ninh thông tin trong môi trường số; Chuyển đổi từ mô hình thư viện truyền thống sang mô hình thư viện số 4.0; Giáo dục trực tuyến và truy cập mở.

Ông Lê Đức Thắng, Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQG) cho biết, với yêu cầu của CM 4.0, TVQG đang thiếu một loạt các hạ tầng công nghệ, phần mềm chuyên dụng quan trọng như hệ thống quản trị tài liệu số, hệ thống tìm kiếm tập trung, hệ thống bảo quản số, các ứng dụng cho các hệ thống phân phối, tương tác, phân tích dữ liệu… Đồng thời CM 4.0 đòi hỏi người làm thư viện phải thay đổi, cập nhật về kiến thức, kỹ năng ở mức độ cao hơn, do đó, công tác đào tạo và đào tạo lại sẽ phải được thực hiện kịp thời, thường xuyên. Không những vậy, hiện tại TVQG đang lưu giữ một khối lượng tri thức dân tộc rất lớn, để có nguồn thông tin, dữ liệu cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo phân tích, xử lý thì cần phải được số hóa kho tri thức này. Tuy nhiên, tính đến giữa năm 2019, TVQG mới số hóa được 3,7% tổng số tên sách và 11,1% tổng số báo, tạp chí hiện có…

Cần chủ động ứng dụng thành tựu CM 4.0

Với xu thế phát triển của cuộc CM 4.0, ngành Thư viện đứng trước nguy cơ cạnh tranh rất lớn khi nhiều sách, báo, tạp chí đều được số hóa và xuất bản ấn phẩm điện tử. Do vậy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Bộ VHTTDL Từ Mạnh Lương cho rằng cần phải nâng cao tính chủ động ứng dụng thành tựu CM 4.0 vào lĩnh vực thư viện. Theo đó, cần phải hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách để luật hóa các nội dung của Luật Thư viện. Đồng thời, huy động nguồn tài chính trong và ngoài nước để phát triển thư viện số, trước mắt tập trung số hóa tư liệu tại các thư viện trên cả nước, trong đó ưu tiên số hóa có chất lượng các tư liệu quý, độc bản. Thêm vào đó, việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy, chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn, kết nối - chia sẻ dữ liệu trong công tác đào tạo trở thành nhiệm vụ lớn cho các cơ sở đào tạo nhân lực ngành Thư viện.

Bên cạnh đó, việc dự báo xu hướng dựa trên sự phát triển hiện tại để hoạt động thông tin - thư viện có những bước phát triển phù hợp, đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh mới là vô cùng quan trọng. Ông Phạm Quang Quyền, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cho rằng, cổng thông tin tìm kiếm tập trung là một xu hướng rõ rệt đang ngày càng hoàn thiện. Người dùng tin sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin qua một cổng thông tin duy nhất nhưng tiếp cận được nhiều nguồn dữ liệu theo tiêu chí đang tìm kiếm. Thêm nữa, các dịch vụ tương tác giữa người dùng tin với hệ thống cũng dần theo hướng “thông minh” với cơ chế hoạt động theo mô phỏng của trí tuệ nhân tạo, các yêu cầu về dịch vụ tương tác do người dùng tin tự thiết lập. Đồng thời, xây dựng các kho “dữ liệu kiểm soát tập trung” cung cấp cho các cơ quan thông tin - thư viện, đội ngũ nhân lực làm công tác thư viện sử dụng, phục vụ cho quá trình hoạt động chuyên môn của từng đơn vị.

Theo GS Hồ Tú Bảo, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, Bộ GD&ĐT chuyển đổi số quốc gia nói chung và chuyển đổi số thư viện nói riêng là những điều tất yếu, vì nếu không chuyển đổi số sẽ có nguy cơ bị loại ra khỏi tiến trình phát triển của nhân loại. Đây là một quá trình, thậm chí có thể lâu dài nên cần sớm xác định lộ trình chuyển đổi số. Việc số hóa các nguồn tư liệu của thư viện và dùng các công nghệ số thích hợp nhằm thay đổi các dịch vụ thư viện, tăng hiệu quả để thư viện trực tiếp tác động và phục vụ tốt hơn cho quá trình phát triển đất nước. 

QUÁCH NGA

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top