Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh: Tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam

Thứ Hai 15/07/2019 | 11:22 GMT+7

VHO-Phát biểu tại phiên họp lần thứ 35 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15.7, về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải cho biết, Bộ VHTTDL hoàn toàn nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Luật cũng như nội dung trong bản dự thảo Luật.

“Hiện các thủ tục liên quan đến việc xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam cũng rất thuận lợi. Tuy nhiên khi dự án Luật được thông qua và chính thức ban hành, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công dân Việt Nam trong việc thăm quan, học tập, du lịch ở nước ngoài, góp phần nâng cao dân trí, tri thức”. Thứ trưởng Hải nói.

Cũng theo Thứ trưởng đại diện cho Bộ VHTTDL tại phiên họp thì Luật Xuất, nhập cảnh được ban hành cũng sẽ mở rộng giao lưu của công dân Việt Nam với thế giới, mở rộng kinh doanh, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực…

Trình bày báo cáo về một số nội dung lớn còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã chủ trì tổ chức nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý bước đầu đối với dự thảo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Về một số nội dung lớn còn có ý kiến khác nhau, như bố cục của dự thảo, có nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định về xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; quy định về liên thông dữ liệu với các cơ sở dữ liệu khác.

Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị không xây dựng Cơ sở dữ liệu về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam để tránh lãng phí, vì đã có ứng dụng công nghệ số trong quản lý nhà nước;  nhiều ý kiến đề nghị bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng các loại hộ chiếu như trường hợp sử dụng, mục đích sử dụng, điều kiện sử dụng đối với mỗi loại hộ chiếu, trách nhiệm quản lý hộ chiếu.

Phiên họp thứ 35 của Uỷ ban thường trực Quốc hội 

“Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh thấy rằng, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam là nội dung quan trọng phục vụ việc cấp, quản lý giấy tờ xuất nhập cảnh, kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh; được kết nối với các cơ sở dữ liệu về dân cư, căn cước công dân, mà các cơ sở dữ liệu này đã được luật hóa thành các quy định cụ thể; được Thủ tướng giao Bộ Công an đầu tư xây dựng, thống nhất quản lý để dùng chung cho các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao từ năm 2010 đến nay”, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh nói.

Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Nguyễn Trọng Việt, nội dung này quy định trong dự thảo Luật còn thiếu và chưa rõ. Các trường hợp được sử dụng mỗi loại hộ chiếu và trách nhiệm quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ là những vấn đề lớn, được dư luận quan tâm và thực tiễn phát sinh nhiều vướng mắc, liên quan trực tiếp đến việc hạn chế quyền công dân, nhưng chưa được đưa vào quy định trong dự thảo Luật

Do đó, tiếp thu ý kiến, Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh đề xuất bổ sung các quy định có liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, quản lý, sử dụng các loại hộ chiếu như tại Mục 1 Chương IV và Chương V của dự thảo Luật dự kiến chỉnh lý lần 1; đồng thời, sau khi rà soát, đề nghị bổ sung, điều chỉnh bố cục của dự thảo Luật từ 6 chương 40 điều lên 8 chương 52 điều.

Ông Nguyễn Trọng Việt cũng trình bày các ý kiến còn khác nhau và quan điểm của Uỷ ban về cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh; về trách nhiệm quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Đã có 8 ý kiến đóng góp cho dự án Luật này được trình bày trong phiên họp lần thứ 35 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 15.7. Dự án Luật gồm 8 chương, 52 điều. Sau khi được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.7.2020.

THU SÂM; ảnh: QUỐC HỘI

Print
Tags:

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top